Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 49: Mắt cận và mắt lão - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 49: Mắt cận và mắt lão - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 49: Mắt cận và mắt lão

A - ÔN TẬP

I - Mắt cận

1. Các biểu hiện của tật cận thị

C1. Các biểu hiện của tật cận thị:

+ Phải đặt sách gần mắt hơn bình thường khi đọc sách.

+ Không nhìn rõ các vật ở ngoài sân trường khi ngồi trong lớp.

+ Khi ngồi học nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

C2. Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Mắt cận có điểm cực viễn Cv ở gần mắt hơn bình thường.

2. Cách khắc phục tật cận thị

C3. Nhận biết: Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.

C4. Tác dụng của kính cận.

Hình 49.1, vẽ ảnh của vật AB qua kính cận:

- Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt khi không đeo kính.

- Muốn nhìn rõ ảnh của AB thì người cận phải đeo kính có tiêu cự thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

- Kết luận: Kính cận là loại thấu kính phân kì. Để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt, người cận thị phải đeo kính. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.

II - Mắt lão

1. Các đặc điểm của mắt lão

- Mắt người già thường bị lão, khả năng điều tiết của mắt lão kém hẳn đi.

- Mắt lão chỉ nhìn rõ các vật ở xa, mà không nhìn rõ các vật ở gần.

- Điểm cực cận của mắt lão nằm xa mắt hơn xo với mắt bình thường

2. Khắc phục tật mắt lão

C5. Nhận biết: Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

C6. Tác dụng của kính lão:

Hình 49.2, vẽ ảnh của vật AB qua kính lão

- Mắt lão không nhìn rõ được những vật ở gần mắt khi không đeo kính, nhưng có thể thấy được những vật ở xa mắt.

- Để nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng thấy rõ CCCV của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới, nên cần dùng thấu kính hội tụ phù hợp.

Vậy, kính lão là thấu kính phân kỳ. Mắt lão cần đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.

III - Vận dụng

C7. Kết quả:

+ Kính của một bạn bị cận là thấu kính phân kì.

+ Kính của một cụ già là thấu kính hội tụ

C8. Kết quả đo áng chừng:

+ Khoảng cực cận của mắt em là 25cm

+ Khi không đeo kính, khoảng cực cận của một bạn bị cận thị là 10cm.

+ Khi không đeo kính, khoảng cực cận của một cụ già là: 120cm.

Mắt một bạn bị cận thì có khoảng cực cận nhỏ nhất, rồi đến mắt em và khoảng cực cận của mắt một người già là lớn nhất.

Nghĩa là: (OCc)mắt cận < (OCc)mắt thường < (OCc)mắt lão

B – LÀM BÀI TẬP

I - Bài tập sách bài tập

Câu 49.1 trang 137 Vở BT Vật Lí 9: Đáp án D

Câu 49.2 trang 137 Vở BT Vật Lí 9:

a - 3; b - 4; c - 2; d - 1

Câu 49.3 trang 137 Vở BT Vật Lí 9:

Người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50cm khi không đeo kính

Câu 49.4 trang 137 Vở BT Vật Lí 9:

Giả sử OA = d = 25cm; OF = f = 50cm; OI = AB;

Vì khi đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm nên ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ phải trùng với điểm cực cận Cc của mắt: OCc = OA’

Xét 2 cặp tam giác đồng dạng: Δ OAB và Δ OA’B’; Δ A’B’F’ và Δ OIF’

Từ hệ thức đồng dạng ta có:

Vì tứ giác BIOA là hình chữ nhật nên AB = OI

→ OCc = OA' = OF = 50 cm

Vậy điểm cực cận cách mắt 50cm. Người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50 cm khi không đeo kính.

II - Bài tập nâng cao

Câu 49a trang 137 Vở BT Vật Lí 9: Ông A không nhìn rõ những vật ở xa mà chỉ nhìn rõ những vật ở gần. Ông B không nhìn rõ những vật ở gần mà chỉ nhìn rõ những vật ở rất xa. Chọn câu đúng.

A. Mắt cả hai ông đều là mắt cận

B. Hai ông đều bị lão

C. Ông A bị cận, ông B bị mắt lão

D. Ông B bị cận, mắt ông B bị mắt lão


Đáp án: C.

Câu 49b trang 137 Vở BT Vật Lí 9: Nhìn qua kính của một người thì thấy ảnh của mắt nhỏ hơn mắt khi bỏ kính ra. Hỏi người ấy bị cận hay bị lão?


Đáp án:

Người này bị cận. Vì ảnh của mắt qua kính đeo là cùng chiều nhỏ hơn vật nên là ảnh tạo bởi thấu kính phân kì. Vậy người này đang đeo kính phân kì, nên mắt bị tật cận thị.