Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện - Vở BT Vật lí lớp 9
Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
1. Trả lời câu hỏi
a. Hệ thức nào là liên hệ giữa công suất P của một dụng cụ điện hoặc một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I?
Hiệu điện thế và cường độ dòng điện liên hệ với nhau bằng công thức: P = U. I
b. Dùng dụng cụ gì để đo hiệu điện thế? Dụng cụ này được mắc như thế nào vào đoạn mạch cần đo?
- Hiệu điện thế được đo bằng Vôn kế.
- Cách mắc Vôn kế trong mạch: Vôn kế được mắc song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế, sao cho chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của vôn kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
c. Dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện? Dụng cụ này được mắc như thế nào vào đoạn mạch cần đo?
- Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế.
- Cách mắc Ampe kế trong mạch: Ampe kế được mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện chạy qua nó, sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
2. Xác định công suất của bóng đèn pin
Bảng 1:
a. Tính rồi điền vào bảng những giá trị công suất của bóng đèn trong mỗi lần đo.
b. Nhận xét: Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì công suất của bóng đèn tăng. Ngược lại, khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn giảm thì công suất của bóng đèn giảm.
3. Xác định công suất của quạt điện
Bảng 2:
a. Tính và điền vào bảng 2 giá trị công suất của quạt điện tương ứng trong mỗi lần đo.
b. Công suất trung bình của quạt điện có giá trị là:
Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I 2 trong định luật Jun-Lenxo
1. Trả lời câu hỏi
a. Khi có dòng điện chạy qua, nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố là: điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua
Công thức biểu thị sự phụ thuộc đó: Q = I2.R. t
b. Mối liên hệ giữa Q và các đại lượng m1, m2, c1, c2, to1, to2 được biểu thị bởi hệ thức:
Q = (c1.m1 + c2.m2). (t1o - t2o)
c. Nếu toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra bởi dây dẫn điện trở R có cường độ dòng điện I chạy qua trong thời gian t được dùng để đun nóng nước và cốc trên đây thì độ tăng nhiệt độ Δ to = t2o - t1o và cường độ dòng điện I liên hệ với nhau bởi hệ thức:
Bảng 1
Nếu bỏ qua sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài thì:
3. Kết luận
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.
Công thức: Q = I2. R. t
Trong đó: I là cường độ dòng điện (A), R là điện trở dây dẫn (Q), t là thời gian dòng điện chạy qua (s), Q là nhiệt lượng tỏa ra (J)).
Bài trước: Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng - Vở BT Vật lí lớp 9 Bài tiếp: Bài 16: Định luật Jun - Lenxo - Vở BT Vật lí lớp 9