Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn - Vở BT Vật lí lớp 9
A – ÔN TẬP
I - Thí nghiệm
Điền kết quả đo được vào bảng 1
Bảng 1:
C1. Từ các giá trị đo được ta nhận thấy rằng: Khi tăng lên (hoặc giảm đi) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên (hoặc giảm đi) bấy nhiêu lần.
II - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
1. Dạng đồ thị
Nếu bỏ qua các sai số nhỏ do phép đo thì ta có thể thấy rằng cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.
C2. Vẽ vào hình 1.1 đường biểu diễn sự liên hệ giữa đại lượng I và U
Nhận xét: Mối liên hệ giữa I và U là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
2. Kết luận
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng lên (hoặc giảm đi) bấy nhiêu lần.
III - Vận dụng
C3. Từ đồ thị hình 1.2 sgk ta có:
- Nếu U = 2,5V thì I = 0,6A; U = 3,5V thì I = 0,9A
- Từ một điểm M bất kì trên đồ thị ta vẽ đường vuông góc với trục hoành, đường này cắt trục hoành tại điểm có hoành độ UM, đây là giá trị hiệu điện thế ứng với điểm M. Tương tự ta vẽ đường vuông với trục tung, đường vuông góc này cắt trục tung tại điểm có tung độ IM, đây là giá trị cường độ dòng điện.
Ví dụ: Điểm M có UM = 4V, IM = 1,0 A
C4. Điền các giá trị còn thiếu vào bảng 2
Bảng 2:
Đáp án:
C5. Câu hỏi đầu bài học: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
B – LÀM BÀI TẬP
I – Bài tập sách bài tập
Câu 1.1 trang 5 Vở BT Vật Lí 9: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng lên là 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:
Tóm tắt đề bài:
U1 = 12 V; I1 = 0,5 A; U2 = 36V; I2 =?
Đáp án:
Ta có:
Vậy khi U2 = 36V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là I2 = 1,5A
Câu 1.2 trang 5 Vở BT Vật Lí 9: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì: I2 = I1 + 0,5 = 1,5 + 0,5 = 2 A
Vậy hiệu điện thế là:
Câu 1.3 trang 5 Vở BT Vật Lí 9: Khi giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đi 2V thì
U2 = U1 – 2 = 6 – 2 = 4V
Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là:
Câu 1.4 trang 5 Vở BT Vật Lí 9: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 6mA. Hỏi hiệu điện thế là bao nhiêu nếu muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó giảm đi 4mA.
A. 3V B. 8V C. 5V D. 4V
Tóm tắt đề bài:
U1 = 12V; I1 = 6mA = 0,006 A; I2 = I1 – 4mA = I1 – 0,004 A; U2 =?
Đáp án:
Ta có: U2/I2 = U1/I1
mà I2 = I1 – 0,004 A = 0,006 – 0,004 = 0,002 A
Khi đó hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn là 4V
Đáp án D
II – Bài tập nâng cao
Câu 1a trang 5 Vở BT Vật Lí 9: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6V, thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là 0,9A. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm đi 2V, thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?
A. 0,45A B. 0,30A C. 0,60A D. 2,70A
Tóm tắt đề bài:
U1 = 6V, I1 = 0,9A
U2 = U1 - 2V = 4V
I2 =? (A)
Ta có:
Chọn C
Câu 1b trang 5 Vở BT Vật Lí 9: Hiệu điện thế của một dây dẫn là 6V, thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6A. Một bạn học sinh nói rằng, muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng thêm 0,3A, thì hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn phải là 18V. Theo em phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
Tóm tắt đề bài:
U1 = 6V, I1 = 0,6A
I2 = I1 + 0,3A = 0,9A
U2 =? (V)
Ta có:
Vậy phát biểu của bạn học sinh đó là sai.
Báo Cáo Thực Hành
1. Trả lời câu hỏi
a. Điện trở được tính bẳng công thức: R = U/I
Trong đó: I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
U (V) là hiệu điện thế đặt vào hai đầu sợi dây dẫn đó
b. Ta cần dùng Vôn kế khi muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn. Vôn kế thường có điện trở lớn nên mắc song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế mắc với cực (+) của nguồn điện.
c. Ta cần dủng Ampe kế khi muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn. Ampe kế được mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế mắc với cực (+) của nguồn điện.
2. Kết quả:
a. Trong mỗi lần đo, trị số điện trở của dây dẫn là:
11,1 Ω; 10,5 Ω; 10,0 Ω; 10,0 Ω; 10,2 Ω
b. Điện trở có giá trị trung bình là:
c. Nhận xét những nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được: Sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.