Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Sinh học 7 > Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang - trang 33 Sinh học 7

Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang - trang 33 Sinh học 7

Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 33: Quan sát hình 9.1 và đọc các thông tin trên, đánh dấu (√) vào bảng 1 cho phù hợp

Hướng dẫn trả lời:

Bảng 1: So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 33 ảnh 1

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 35: Căn cứ vào hình 9.3 và thông tin trên hãy đánh dấu (√) vào bảng 2 cho phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Bảng 2. So sánh đặc điểm của sứa với san hô

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 35 ảnh 1

Bài 1 (trang 35 sgk Sinh học 7): Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

* Cách di chuyển của sứa trong nước:

Sứa di chuyển bằng cách tạo phản lực. Lỗ miệng nằm phía dưới cơ thể, khi dù phồng lên, nước biển được hút vào qua lỗ miệng, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra qua lỗ miệng, tạo ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước, đồng thời thải bã ra ngoài.

Bài 2 (trang 35): Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Hướng dẫn trả lời:

*Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:

- San hô: Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô, chúng có khoang ruột thông với nhau.

- Thủy tức: Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, sau đó tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.

Bài 3 (trang 35): Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?

Hướng dẫn trả lời:

Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô.