Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - trang 82 Sinh học 7
Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 25 trang 82: Quan sát hình 25.1, sau đó dựa vào bảng 1 làm rõ chức năng và các bộ phận quan sát thấy, ghi vào ô trống trong bảng.
Hướng dẫn giải:Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện
Các phần cơ thể | Số chú thích | Tên các bộ phận quan sát thấy | Chức năng |
---|---|---|---|
Phần đầu – ngực | 1 | Đôi kìm có tuyến độc | Bắt mồi và tự vệ |
2 | Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) | Cảm giác về khứu giác và xúc giác | |
3 | 4 đôi chân bò | Di chuyển và chăng lưới | |
Phần bụng | 4 | Phía trước là đôi khe hở | Hô hấp |
5 | Ở giữa là một lỗ sinh dục | Sinh sản | |
6 | Phía sau là các núm tuyến tơ | Sinh ra tơ nhện |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 25 trang 83: Đánh dấu vào ô trống theo 1 thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện và cho biết nhện chăng tơ vào lúc nào?
Hướng dẫn giải:
* Thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện như sau:
- Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới) (A) | 4 |
- Chăng dây tơ phóng xạ (B) | 2 |
- Chăng dây tơ khung (C) | 1 |
- Chăng các sợi tơ vòng (D) | 3 |
* Nhện chăng tơ chủ yếu là vào ban đêm để dễ bắt mồi.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 25 trang 83: Với các thao tác gợi ý ở trên, thảo luận và đánh số vào ô trống theo thứ tự hợp lí tập tính săn mồi ở nhện.
Hướng dẫn giải:
- Thứ tự hợp lí tập tính săn mồi ở nhện như sau:
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi | 4 |
- Nhện ngoặm chặt mồi, chích nộc độc | 1 |
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi | 2 |
- Trói chặt con mồi treo vào lưới để một thời gian | 3 |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 25 trang 84: Quan sát hình vẽ và thông tin trong bài, thảo luận, rồi điền nội dung phù hợp vào các ô trống ở bảng 2.
Hướng dẫn giải:Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
STT | Các đại diện | Nơi sống | Hình thức sống | Ảnh hưởng đến con người | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Kí sinh | Ăn thịt | Có lợi | Có hại | |||
1 | Nhện chăng lưới | Tường, hang, cây | √ | √ | ||
2 | Nhện nhà (con cái thường ôm kén trứng) | Trên cây, tường nhà | √ | √ | ||
3 | Bọ cạp | Nơi khô ráo, trong hang, kín đáo | √ | √ | ||
4 | Cái ghẻ | Da người | √ | √ | ||
5 | Ve chó | Da, lông chó | √ | √ |
Bài 1 (trang 85 sgk Sinh học 7): Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?
* Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:
- Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.
- Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.
* Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác. Tuy nhiên, nhện khác với giáp xác ở các điểm:
- Không có chân bụng.
- Phần phụ đầu - ngực có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển.
Bài 2 (trang 85): Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
Hướng dẫn giải:Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:
- Đôi kìm có tuyến độc.
- Đôi chân xúc giác.
- 4 đôi chân bò.
Bài 3 (trang 85): Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?
Hướng dẫn giải:Tập tính thích nghi với lối sống của nhện đó là:
- Chăng tơ: để bắt mồi, để di chuyển, …
- Bắt mồi: con mồi của nhện là mồi sống.
Bài trước: Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác - trang 80 Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 26: Châu chấu - trang 86 Sinh học 7