Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Sinh học 7 > Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu - trang 138 Sinh học 7

Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu - trang 138 Sinh học 7

Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 42 trang 138: Quan sát bộ xương chim đối chiếu với hình 42.1 để nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay.

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm chung: Bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, chắc → Thích nghi với sự bay.

Bộ phậnĐặc điểm thích nghi
Xương đầu-Hốc mắt lớn, hộp sọ rộng, mỏng, hàm không có răng → Nhẹ
Xương thân

- Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực → giúp vận động cánh.

- Các đốt sống lung, các đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành 1 khối vững chắc.

Xương chi

- Chi trước biến đối thành cánh → bay

- Xương cánh và xương đùi rỗng → nhẹ

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 42 trang 139: Quan sát mẫu mổ kết hợp với hình 42.2 để xác định các hệ cơ quan và các thành phần cấu tạo của từng hệ.

Hướng dẫn giải:

Các hệ cơ quanCác thành phần cấu tạo của từng hệ cơ quan
Tiêu hóaỐng tiêu hóa: Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → mề → ruột → huyệt
Tuyến tiêu hóa: tuyến gan, tuyến tụy, túi mật
Hô hấpKhí quản, phổi, các túi khí
Tuần hoànTim, các động mạch, tì
Bài tiếtThận, xoang huyệt
Sinh dụcHuyệt

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 42 trang 139: Dựa vào kết quả quan sát trên hình vẽ và mẫu vật, kể tên các thành phần trong từng hệ để hoàn chỉnh bảng sau (cũng có thể ghi theo số trên hình)

Hướng dẫn giải:

Các hệ cơ quanCác thành phần cấu tạo trong hệ
Tiêu hóa1,2,3,4,5,6,7
Hô hấp10,11,
Tuần hoàn8,9
Bài tiết12,13,14


Bài 1 (trang 141 sgk Sinh học 7):
Bộ xương chim gồm những thành phần nào, thích nghi như thế nào đối với đời sống bay.

Hướng dẫn giải:

* Bộ xương chim gồm có những thành phần sau: xương đầu, xương cột sống (các đốt sống cổ, các đốt sống lưng, các đốt sống cùng, cụt), xương sườn, xương mỏ ác, xương chi trước, xương chi sau, các xương đai (chi, hông).

* Bộ xương chim thích nghi với đời sống bay như sau:

- Xương xốp nhẹ, bên trong xương có các khoang chứa khí.

- Có xương chi trước biến đổi thành xương cánh.

- Xương chi sau có 3 ngón giúp chim hạ cánh trên cây.

- Toàn bộ bộ xương hợp nhất thành 1 khối vững chắc.

Hệ tiêu hóa ở chim có sự xuất hiện của diều - đặc điểm khác so với những loài động vật có xương khác đã học. Diều giúp chim dự trữ được nhiều thức ăn, ăn được nhiều hơn trong 1 lần ăn, sau đó thức ăn sẽ từ từ chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa.

Bài 2 (trang 141): Hãy trình bày cấu tạo trong của chim bồ câu.

Hướng dẫn giải:
Các hệ cơ quan Các thành phần cấu tạo trong hệ
Tiêu hóa Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dại dày cơ, ruột, gan, tụy
Hô hấp Khí quản, phổi
Tuần hoàn Tim, các gốc động mạch, tì
Bài tiết Thận