Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Sinh học 7 > Bài 60: Động vật quý hiếm - trang 196 Sinh học 7

Bài 60: Động vật quý hiếm - trang 196 Sinh học 7

Bài 60: Động vật quý hiếm

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 60 trang 196: Đọc mục I, quan sát hình 60 và đọc các thông tin có liên quan đến hình. Lựa chọn những câu trả lời và điền vào bảng sau:

Hướng dẫn giải:

Bảng: Một số dộng vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam.

Tên động vật quý hiếmCấp độ đe dọa tuyệt chủngGiá trị động vật quý hiếm
1. Ốc xà cừCR1
2. Hươu xạCR2
3. Tôm hùm đáEN3
4. Rùa núi vàngEN4
5. Cà cuốngVU5
6. Cá ngựa gaiVU6
7. Khỉ vàngLR7
8. Gà lôi trắngLR8
9. Sóc đỏLR9
10. Khướu đầu đenLR10

Bài 1 (trang 198 sgk Sinh học 7): Em hiểu thế nào là động vật quý hiếm?

Hướng dẫn giải:

Động vật quý hiếm là động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu…và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng bị giảm sút.

Bài 2 (trang 198): Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm, em hãy giải thích từng cấp độ nguy cấp. Cho ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn giải:

Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm:

- Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ nguy cấp (CR).

Ví dụ: ốc xà cừ, hươu xạ;

- Động vật nào có số lượng cá thể giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN)

Ví dụ: tôm hùm đá, rùa núi vàng;

- Động vật nào có số lượng cá thể giảm sụt 20% thì được xếp ở cấp độ nguy cấp (VU)

Ví dụ: cà cuống, cá ngựa.

- Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn (sống trong điều kiện được bảo vệ) thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR),

Ví dụ: gà lôi trắng, khướu đầu đen, khỉ vàng, sóc đỏ.