Bài 11: Sán lá gan - trang 41 Sinh học 7
Bài 11: Sán lá gan
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 11 trang 41: Hãy chọn cụm từ bình thường, tiêu giảm, phát triển, … để điền vào bảng cho thích hợp và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hiện tượng ấy.
Hướng dẫn trả lời:Bảng: Đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan
STT | Đặc điểm, đại diện | Sán lông | Sán lá gan | Ý nghĩa thích nghi |
---|---|---|---|---|
1 | Mắt | Phát triển | Tiêu giảm | Kí sinh |
2 | Lông bơi | Phát triển | Tiêu giảm | Không di chuyển |
3 | Giác bám | Không có | Phát triển | Bám vật chủ |
4 | Cơ quan tiêu hóa (nhánh ruột) | Bình thường | Phát triển | Hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng |
5 | Cơ quan sinh dục | Bình thường | Phát triển | Đẻ nhiều |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 11 trang 42:
- Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra những tình huống như sau:
+ Trứng sán lá gan không gặp nước
+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ chế thích hợp
+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác (cá, vịt, chim nước, …) ăn thịt.
+ Kén sán bám vào rau, bèo, … chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải.
- Sán lá gan thích nghi với phát tán giống nòi như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:- Vòng đời của sán lá gan
+ Khi trứng sán lá gan không gặp nước => trứng không nở thành ấu trùng.
+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ chế thích hợp => ấu trùng chết.
+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác (cá, vịt, chim nước, …) ăn thịt => ấu trùng không còn phát triển được nữa.
+ Kén sán bám vào rau, bèo, … chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải => kén hỏng và không trở thành sán được.
- Sán lá gan thích nghi với phát tán giống nòi như sau:
+ Sán lá gan có những đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh.
+ Mắt và lông bơi tiêu giảm.
+ Giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển.
+ Ấu trùng và kén khi được hình thành có lông bơi và giác bám → thích nghi với đời sống bơi lội và bám vào vật.
→ Vòng đời của Sán lá gan có đặc điểm: thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.
Bài 1 (trang 43 sgk Sinh học 7): Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như sau:
- Cơ thể dẹp, hình lá có tác dụng chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.
- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.
- Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.
- Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
- Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.
Bài 2 (trang 43): Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Hướng dẫn trả lời:Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều bởi vì:
- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.
- Trâu bò nước ta thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các ao, đầm rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. Nơi này cũng chính là môi trường sống của ấu trùng sán lá gan.
- Ngoài ra, việc chăn nuôi trâu bò ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa theo quy trình khoa học, do vậy cũng không chú ý đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh cho vật nuôi. => Chính vì thế nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.
Bài 3 (trang 43): Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
Hướng dẫn trả lời:Vòng đời của sán lá gan như sau:
- Mỗi ngày sán lá gan đẻ khoảng 4000 trứng.
- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng có lông bơi kí sinh trong ruột ốc sinh sản tạo ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời ốc, bám vào cây cỏ, cây thủy sinh sẽ rụng đuôi, kết vỏ cứng (kén sán).
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.
Bài trước: Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang - trang 37 Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp - trang 45 Sinh học 7