Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - trang 23 Sinh học 7
Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 6 trang 23: Đánh dấu (√) vào ô trống ứng với ý kiến trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
- Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở các đặc điểm nào sau đây:
+ Có chân giả | |
+ Sống tự do ngoài thiên nhiên | |
+ Có di chuyển tích cực | |
+ Có hình thành bào xác |
- Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở các đặc điểm nào sau đây:
+ Chỉ ăn hồng cầu | |
+ Có chân giả dài | |
+ Có chân giả ngắn | |
+ Không có hại |
Hướng dẫn giải:
- Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở các đặc điểm:
+ Có chân giả | √ |
+ Sống tự do ngoài thiên nhiên | |
+ Có di chuyển tích cực | |
+ Có hình thành bào xác | √ |
- Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở các đặc điểm:
+ Chỉ ăn hồng cầu | √ |
+ Có chân giả dài | |
+ Có chân giả ngắn | √ |
+ Không có hại |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 6 trang 24: Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:
Hướng dẫn giải:Bảng. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Bài 1 (trang 25 sgk Sinh học 7): Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn giải:* So sánh dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét:
+ Giống nhau:
- Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh.
- Đối tượng tấn công là tế bào hồng cầu ở người.
+ Khác nhau:
- Trùng kiết lị sau khi đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.
- Trùng sốt rét sau khi được truyền vào máu người sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác.
Bài 2 (trang 25): Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người?
Hướng dẫn giải:* Tác hại của trung kiết lị đối với sức khỏe con người:
- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó -> gây ra chảy máu.
- Chúng sinh sản rất nhanh và lây lan ra khắp thành ruột -> làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Bài 3 (trang 25): Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Hướng dẫn giải:Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi là vì:
- Bệnh sốt rét lây truyền chủ yếu thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi Anophen (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp.
- Trong số các loài muỗi thuộc chi muỗi Anophen thì loài Anophen virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Loài muỗi này cũng sống chủ yếu ở rừng núi, đốt các loài linh trưởng và cả con người.
- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao, tập quán ngủ màn còn hạn chế, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Chính những điều này đã tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây lan nhanh ở miền núi.
Bài trước: Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - trang 20 sgk Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh - trang 26 Sinh học 7