Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Sinh học 7 > Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất - trang 58 Sinh học 7

Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất - trang 58 Sinh học 7

1. Cấu tạo ngoài của giun đất:

- Cơ thể giun thuôn nhọn hai đầu, có dạng hình trụ tròn.

- Cơ thể phân đốt, mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng.

- Phía đầu giun có miệng, đai sinh dục nằm ở đốt thứ 14,15,16 của đầu. Mặt bụng đai sinh dục có lỗ sinh dục cái, đốt thứ 18 có 2 lỗ sinh dục đực.

- Phía đuôi là hậu môn.

2. Chú thích hình vẽ:

- Hình 16.1 A: 1. Miệng; 2. Đai sinh dục; 3. Hậu môn

- Hình 16.1 B: 1. Miệng; 2. Vòng tơ; 3. Lỗ sinh dục cái; 4. Đai sinh dục; 5. Lỗ sinh dục đực

- Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt

- Hình 16.3 C: 8. Hạch não; 9. Vòng thần kinh hầu; 10,11. Hạch thần kinh.

Bài 1 (trang 58 sgk Sinh học 7): Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm những bộ phận nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột, ruột tịt.

Bài 2 (trang 58): Khoang trống giữa thành cơ thể và thành ruột (nhìn thấy khi mổ giun) là:

Hướng dẫn trả lời:

Khoang trống giữa thành cơ thể và thành ruột đó chính là thể xoang chính thức.

Bài 3 (trang 58): Vì sao khi bị ngập nước giun chui lên mặt đất?

Hướng dẫn trả lời:

Khi bị ngập nước giun chui lên mặt đất là vì:

- Giun đất hô hấp qua da, dưới da có mạch máu dày đặc giúp trao đổi khí.

- Khi môi trường bị ngập nước, không khí không thể khuếch tán qua da, giun không hô hấp được nên phải chui lên mặt đất để hô hấp.