Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ - trang 152 Sinh học 7
Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 47 trang 152: Quan sát các phần bộ xương thỏ kết hợp với hình 47.1. Đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
Hướng dẫn giải:Những điểm giống và khác nhau trong bộ xương thỏ và thằn lằn
- Giống nhau:
+ Xương đầu
+ Xương cột sống: xương sườn, xương mỏ ác
+ Xương chi: đai vai, đai hông, chi trên, chi dưới.
- Khác nhau:
Đặc điểm | Xương thỏ | Xương thằn lằn |
---|---|---|
Các đốt sống cổ | 7 đốt | Nhiều hơn |
Xương sườn | Kết hợp với đốt sống lung và xương ức tạo thành lồng ngực | Có cả ở đốt thắt lưng |
Xương các chi | Thẳng góc, nâng cơ thể len cao | Nằm ngang |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 47 trang 153: Quan sát trên mẫu mổ kết hợp với hình 47.2, hãy xác định vị trí, thành phần của các hệ cơ quan và ghi vào các bảng dưới đây:
Hướng dẫn giải:Bảng: Thành phần của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan | Các thành phần |
---|---|
Tuần hoàn | Tim 4 ngăn, các mạnh máu |
Hô hấp | Khí quản, phế quản, phổi, cơ hoành |
Tiêu hóa | Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, ruột tịt, gan, túi mật, tụy, hậu môn, lá lách |
Bài tiết | Thận |
Sinh sản | Hệ sinh dục cái, hệ sinh dục đực |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 47 trang 154: Qua bài 46, cho biết đặc điểm giác quan của thỏ.
Hướng dẫn giải:Đặc điểm giác quan của thỏ:
Đặc điểm | Chức năng |
---|---|
Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén | Thăm dò thức ăn hoặc môi trường |
Tai thỏ rất thính vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía | Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù |
Mắt không tinh lắm, mi mắt cử động được, có lông mi | Làm màng mắt không bị khô, bảo vệ mi mắt, lẩn trốn kẻ thù |
Bài 1 (trang 155 sgk Sinh học 7): Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.
Hướng dẫn giải:Những đặc điểm cấu tạo trong của thỏ (Thú) thể hiện sự hoàn thiện hơn của lớp động vật có xương sống đã học là:
- Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Hệ hô hấp: gồm có khí quản, phế quản, phổi; cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Bài 2 (trang 155): Hãy nêu rõ tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm hình 47.5
Hướng dẫn giải:
Tác dụng của cơ hoành: Cơ hoành co giãn làm thay đổi thể tích lồng ngực.
- Khi cơ hoành co thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào).
- Khi cơ hoành dãn, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài (thở ra).
Bài trước: Bài 46: Thỏ - trang 150 Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi - trang 157 Sinh học 7