Tuần 8 trang 27, 28, 29 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1
Bài 1 (trang 27 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi
Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa
Mưa ngớt lại, rồi dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạ cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu rực rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dúi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạc, cất những tiếng kêu khô sắc) Chúng nhún chan bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo trên nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa trắng dài vô tận ấm áp, quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn.
Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
(Theo Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
a) Câu văn nào nêu được ý chính của bài? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Mưa ngớt hạt, rồi tạnh hẳn.
B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời.
C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Trả lời:
Cảnh vật Trường Sơn | Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh |
Tia nắng | Mừng rỡ rọi xuống |
Nước mưa | Vẫn còn róc rác, lăn tăn, luồn lỏi chạy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. |
Những chú chồn, những con dũi | Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra |
Chim Klang | Bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc |
Bài 2 (trang 28):
Câu hỏi: Khoanh tròn vào những từ chỉ các sự vật có sẵn trong thiên nhiên:
a) biển
b) thác
c) đê
d) ruộng nương
e) sông
g) chim
h) thuyền
i) gió
Trả lời:
Khoanh vào đáp án: a, b, e, g, i.
Bài 3 (trang 28):
Câu hỏi: Câu văn “ Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa trắng dài vô tận ấm áp, quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn”. Có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Trả lời:
Câu văn trên có sử dụng biện pháp so sánh: dải mây với dải lụa và dải mây quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn.
Bài 4 (trang 28):
Câu hỏi: Gạch dưới các từ nhiều nghĩa trong đoạn văn sau. Viết từ mang nghĩa chuyển xuống dòng bên dưới.
Trả lời:
Đôi bàn chân Thỏ Ngọc lon ton theo mẹ đi trên thảm cỏ xanh. Thỏ cảm thấy đôi chân mát rượi như được thấm nước. Xa xa phía chân trời những đám mây trôi nhởn nhơ như vui cùng với bé.
Từ mang nghĩa chuyển là: chân trời
Bài 5 (trang 28):
Câu hỏi: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống.
Trả lời:
a. Nhà:
- Những ngôi nhà đã được xây lên trên mảnh đất mới. (từ nhiều nghĩa)
- Nhà Trần là thời kì hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. (từ nhiều nghĩa)
- Nhà và gạo là hai anh em. (từ đồng âm)
b. Chín:
- Lúa ngoài đồng đã chín. (từ nhiều nghĩa)
- Khối em có chín lớp 5. (từ đồng âm)
- Suy nghĩ cho chín trước khi nói. (từ đồng âm)
Bài 6 (trang 29):
Câu hỏi: Từ ăn trong câu tục ngữ nào được dùng với nghĩa chuyển? Khoanh tròn chữ cái trước câu đó:
a) Chơi đánh cờ, tôi ăn Hà hai nước.
b) Những quả chuối chín ăn cùng cốm ngon tuyệt.
c) Từng đoàn tàu nối đuôi nhau vào bến ăn than.
Trả lời:
Đáp án đúng là: a, c
Bài 7 (trang 29):
Câu hỏi: Viết tiếp vào những câu sau để có một đoạn mở bài gián tiếp tả cánh đồng quê em.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Trả lời:
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương - hai tiếng thân thương ấy đã để lại bao nhiêu thổn thức cho những đứa con xa quê mỗi khi nhớ về. Nhắc đến quê hương, người ta nhớ đến cây đa, bến nước, sân đình, đến dòng sông đỏ nặng phù sa. Con đối với tôi khi xa quê, cánh đồng làng cạnh nhà luôn làm tôi ấn tượng nhất.
Vui học (trang 29 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):
Sâu gây hại
Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi Tí dậy.
Cô giáo: Tí! Một số loài sâu có hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá, ... sâu gì nữa?
Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!
(Theo Truyện cười tuổi thơ)
*Kể cho bạn, người thân câu chuyện trên.
*Trao đổi với mọi người về chi tiết gây cười của câu chuyện.
Trả lời:
- Chi tiết gây cười trong câu chuyện chính là ở câu trả lời của Tí: “Thưa cô! Sâu răng ạ! ” Bởi vì bạn Tí không tập trung trong giờ học nên mới đưa ra một câu trả lời buồn cười như thế.
*Thay Tí trả lời câu hỏi cho đúng.
Trả lời:
- Một số loài sâu có hại đó là: sâu xanh, sâu đàn, sâu đất,...
Bài trước: Tuần 7 trang 24, 25, 26, 27 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 Bài tiếp: Tuần 9 trang 30, 31, 32, 33 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1