Tuần 3 trang 11, 12, 13 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1
Bài 1 (trang 11 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi?
Tây Bắc
Đã lâu lắm rồi Tây Bắc lại đón nhận thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt đến như vậy. Nhưng tất cả điều này vẫn không làm co Tây Bắc mất đi vẻ đẹp vốn có. Một Tây Bắc khác, đậm đà hơn, quyến rũ hơn và cũng ấm áp hơn trong lòng người lữ khách phương xa.
Những mảnh ruộng bậc thang xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi. Len lỏi qua những góc núi là những con suối nhỏ ngày đêm róc rách, với làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói lam chiều mỏng mảnh của bếp nhà ai vắt ngang trời mây. Thật không đâ thơ mộng và đẹp như Tây Bắc lúc này.
Tôi ngỡ mình đang mơ và trong giấc mơ ấy, tôi lạc giữa chốn thiên đường. Một thế giới của nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt, của những cây bàng, lộc vừng khẳng khiu đang đâm chồi nảy lộc giữa tiết trời xuân lạnh giá và của không gian tinh khiết trong trẻo vô cùng.
(Theo Internet)
a) Tìm và ghi lại từ ngữ cho thấy vẻ đẹp của mỗi sự vật vùng Tây Bắc.
Trả lời:
* Những từ ngữ cho thấy vẻ đẹp của mỗi sự vật vùng Tây Bắc đó là:
- Những mảnh ruộng bậc thang: xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi.
- Những con suối: len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên.
- Những con đường đèo: quanh co uốn khúc.
- Những nếp nhà sàn: bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.
- Những vệt khói lam chiều: mỏng manh của bếp lửa nhà ai vắt ngang trời mây.
b) Theo em, tại sao tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường?
Trả lời:
- Theo em, tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường bởi vì nơi đây khiến cho tác giả có cảm giác đang được bước vào thế giới của những nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt….
c) Tìm trong bài Tây Bắc rồi ghi lại một cặp từ đồng nghĩa, một cặp từ trái nghĩa)
Trả lời:
Một cặp từ đồng nghĩa, một cặp từ trái nghĩa có trong bài Tây Bắc:
- Một cặp từ trái nghĩa: lạnh giá - ấm áp
- Một cặp từ đồng nghĩa: nhỏ, bé xíu
Bài 2 (trang 12):
Câu hỏi: Sắp xếp các từ ngữ sau vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
quân nhân, thợ điện, thợ mỏ, sĩ quan, bác sĩ, bác học, đại úy,
kĩ sư, nhà buôn, tiểu thương, kiến trúc sư, nhà thơ, chiến sĩ.
Trả lời:
Người trong quan đội hoặc công an | Người là công nhân | Người là trí thức | Người làm nghề buôn bán |
quân nhân, sĩ quan, đại uý, chiến sĩ | thợ điện, thợ mỏ | bác sĩ, bác học, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà thơ | nhà buôn, tiểu thương |
Bài 3 (trang 12):
Câu hỏi: Gạch dưới các từ lạc nhóm trong các dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
Trả lời:
a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ giặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
- Tên nhóm từ là: chỉ nông dân
b) thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
- Tên nhóm từ là: Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp
c) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
- Tên nhóm từ là: Chỉ giới trí thức
Bài 4 (trang 12):
Câu hỏi: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong các câu sau:
Trả lời:
a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh
⟶ Đồng nghĩa với từ làng là: thôn hoặc bản
b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.
⟶ Đồng nghĩa với từ ba là: cha, bố, …
c. Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.
⟶ Đồng nghĩa với từ mừng quýnh là: mừng rỡ, vui mừng
Bài 5 (trang 12):
Câu hỏi: Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu sau:
Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.
Từ thay thế là…………………
Trả lời:
Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.
Từ thay thế là từ: háo hức, hồ hởi
Bài 6 (trang 12):
Câu hỏi: Khoanh tròn vào chữ cái trước tiếng “tử” không có nghĩa là “con”
a) hoàng tử
b) thiên tử
c) tử trận
d) phụ tử
Trả lời:
Chọn đáp án c) tử trận
Bài 7 (trang 13):
Câu hỏi: Sắp xếp các ý dưới đây theo thứ tự thích hợp để có dàn ý bài văn miêu tả cảnh trời mưa
a) Trời đang quang, mây trôi nhẹ.
b) Mây ùn lên, lan kín bầu trời.
c) Gió thay đổi.
d) Tiếng mưa từ xa.
e) Mưa rơi trên mái nhà, trên sân.
g) Nước chảy do mưa.
h) Cây cối dưới mưa.
i) Một số con vật dưới mưa.
k) Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn.
l) Cây cối hớn hở.
m) Người trong nhà chạy ra sân.
n) Giá trị của cơn mưa sau những ngày oi bức
Thứ tự sắp xếp:..........
Trả lời:
Mở bài:
a. Trời đang quang, mây trôi nhẹ nhàng
Thân bài:
b. Mây ùn lên, lan kín bầu trời
c. Gió thay đổi
d. Tiếng mưa rơi từ xa
e. Mưa rơi trên mái nhà, trên sân
g. Nước chảy do mưa
h. Cây cối dưới mưa
i. Một số con vật dưới mưa
k. Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn
l. Cây cối hớn hở
m. Người trong nhà chạy ra sân
Kết bài:
n. Giá trị của cơn mưa sau những ngày oi bức
Vui học (trang 13 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):
Đố vui
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ dầu vào bảng?
Là cái gì?
Trả lời:
- Đáp án là viên phấn.
* Cùng bạn, người thân đặt một câu đố theo cách miêu tả của câu đố trên
- Câu đố tương tự.
Mình đồng da sắt
Dát bạc bên trong
Nhiệt huyết đầy lòng
Sục sôi trăm độ?
(Đố là cái gì? )
Đáp án: Cái phích
Bài trước: Tuần 2 trang 8, 9, 10 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 Bài tiếp: Tuần 4 trang 14, 15, 16 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1