Trang chủ > Lớp 5 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 > Tuần 1 trang 5, 6, 7 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 1 trang 5, 6, 7 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1

Bài 1 (trang 5 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi

Sông Hồng – Hà Nội

Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ.

Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cuả thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi.

(Theo Hà Nội mới)

a) Màu nước sông Hồng như thế nào?

Trả lời:

- Màu nước sông Hồng khi thì đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi lại phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

b) Cảnh sông Hồng đêm được miêu tả bằng nhiều sự vật. Em hãy ghi lại vẻ đẹp của mỗi sự vật đó:

Trả lời:

Cảnh sông Hồng đêm được miêu tả bằng nhiều sự vật đó là:

- Những ngọn đèn cao áp: như những vì sao xanh.

- Những ngọn đèn màu: ngọn cao, ngọn thấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên.

- Vầng trăng: là bông hoa hồng vàng đang mở cánh

- Thuyền chài: ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

c) Tác giải dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh sông Hồng?

Trả lời:

Tác giải đã dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để miêu tả cảnh sông Hồng. Cụ thể:

+ Nhân hoá: Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

+ So sánh: Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông.

d) Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ như thế nào?

Trả lời:

- Theo em, trong tương lai Hà Nội chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ, đẹp tươi

Bài 2 (trang 6):

Câu hỏi: Khoanh tròn chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ đất nước trong các câu sau:

a) Tổ quốc c) Nước nhà

b) Non sông d) Đất đai

Đáp án: a, b, c

Bài 3 (trang 6):

Câu hỏi: Sắp xếp các từ dưới đây thành từng nhóm từ đồng nghĩa:

chết, hi sinh, tàu hỏa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.

Trả lời:

- Nhóm 1 (Chỉ những người không còn sống nữa, đã ngừng thở, tim ngừng đập): chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên

- Nhóm 2 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại trên đường sắt): tàu hoả, xe lửa

- Nhóm 3 (Chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng): ăn, xơi, ngốn, đớp

- Nhóm 4 (Chỉ hình dáng bé nhỏ hơn mức bình thường): nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng

- Nhóm 5 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại bằng đường hàng không): máy bay, tàu bay, phi cơ

- Nhóm 6 (Chỉ những diện tích lớn hơn mức bình thường): rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông

Bài 4 (trang 6):

Câu hỏi: Đặt câu với từ chết và từ hi sinh để phân biệt hai từ này:

Trả lời:

- Hắn bị cảm gió vừa chết đêm qua.

- Em bé Lượm đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ đưa thư thượng khẩn.

Bài 5 (trang 6):

Câu hỏi: Gạch dưới trạng ngữ, dùng gạch chéo (/) phân tách giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a) Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.

b) Trên những trang vở mới, bừng sáng lung linh những mơ ước.

Trả lời:


Bài 6 (trang 7):

Câu hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu “Suốt cả chiều dài thành phố Hà Nội in bóng xuống dòng sông như một bức tranh hoành tráng”?

Khoanh tròn vào ý em chọn.

a) Nhân hóa

b) So sánh

c) Dùng từ đồng âm

d) Cả a, b đều đúng

Trả lời:

Khoanh vào đáp án b) so sánh

Bài 7 (trang 7):

Câu hỏi: Đóng vai ngôi trường mà em đang học và giới thiệu 5 – 7 câu về mình với mọi người

Trả lời:

Chào mọi người, tôi tên là “Trường Tiểu học Dịch Vọng A”. Nhà tôi ở phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tôi năm nay đã được 20 tuổi rồi đấy các bạn ạ. Khi các bạn gặp tôi các bạn sẽ dễ dàng nhận ra tôi ngay bởi tôi khoác lên mình chiếc áo màu vàng óng với mái đầu tôn xanh và thân hình cao to đồ sộ. Hàng ngày tôi được các bạn nhỏ vệ sinh sạch sẽ trước và sau giờ học. Những bài giảng nhẹ nhàng, ấm áp của thầy cô và sự siêng năng, chăm chỉ của các bạn học sinh làm tôi cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Chúng ta sẽ gắn bó với nhau trong suốt 5 năm năm liền nên các bạn hãy cứ coi tôi như là ngôi nhà thứ hai của mình nhé!

Vui học (trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):

Phần thưởng của con

Mẹ nói với con:

- Con cố gắng học giỏi, nếu cuối năm đạt học sinh giỏi mẹ sẽ thưởng cho con một chiếc xe đạp.

Sau buổi họp phụ huynh cuối năm, về nhà người mẹ buồn bã hỏi con:

- Cả học kì 2 vừa qua con học như thế nào mà kết quả kém vậy?

Người con ngập ngừng trả lời:

- Con phải tập đi xe đạp ạ!

(Sưu tầm)

+ Nếu là bạn của người con trong câu truyện trên em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời:

Nếu là bạn của người con trong câu chuyện trên em sẽ khuyên bạn kì tới nên học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng và có thể đạt được thứ mình mong muốn. Bởi vì nếu bản thân không cố gắng thì sẽ chẳng bao giờ đạt được thứ mình mong muốn.

+ Chia sẻ với bạn bè, người thân suy nghĩ, cách làm của em.