Tuần 25 trang 26, 27, 28, 29 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2
Bài 1 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi?
Suối Nguồn và Dòng Sông
Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.
Lớn lên Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con yêu quý và dặn với theo:
-Cố gắng lên cho bằng anh, bằng em, con nhé!
Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều hấp dẫn đang chờ đón. Mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông háo hức chảy. Càng đi, Dòng Sông càng xa mẹ Suối Nguồn. Cho tới một hôm, Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy, Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn: “Ôi! Ước gì ta được về thăm mẹ một lát! ”.
Một đám mấy tốt bụng liền bảo:
-Đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn, hãy bám chắc vào cánh của tôi nhé!
Đám mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, đám mây cõng bạn bay tới. Khi tới cánh rừng đại ngàn, những hạt nước chia tay bạn mây và lần lượt nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào một cơn mưa.
Bà mẹ Suối Nguồn vui mừng ôm con vào lòng. Những hạt nước mưa lại hòa vào với mẹ Suối Nguồn.
(Theo Nguyễn Minh Ngọc)
a) Vì sao Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn lại chia tay?
Trả lời:
Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn chia tay là bởi vì Dòng Sông khi ấy đã lớn, cần phải từ biệt mẹ để về đồng bằng.
b) Khi nào Dòng Sông mới giật mình nhớ đến mẹ?
Trả lời:
Dòng Sông giật mình nhớ tới mẹ của mình là khi đã ra gặp biển lúc này mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.
c) Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn bằng cách nào?
Trả lời:
Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn được là nhờ có đám mây giúp đỡ. Dòng Sông hoá thành những hạt nước nhỏ li ti bám vào đám mây. Mây cõng Dòng Sông vượt muôn nơi trở về với mẹ Suối Nguồn. Tơi nơi, hạt nước chia tay mây hoá thành cơn mưa hoà vào mẹ Suối Nguồn.
d) Câu chuyện muốn nhắn nhủ tới em điều gì?
Trả lời:
Mỗi một người đến một độ tuổi khôn lớn, trưởng thành đều cần đi tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để mở mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Nhưng dù có đi bao lâu, bao xa hãy luôn nhớ về gia đình, về mẹ của mình. Nơi đó chắc chắn vẫn luôn có người chờ chúng ta trở về.
Bài 2 (trang 28):
Câu hỏi: Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:
(dòng sông, sông Hương, Hương Giang)
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới..... bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng..... là một đường trăng lung linh dát vàng..... là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Trả lời:
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Bài 3 (trang 28):
Câu hỏi: Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hòa mình với màu tím của nước chiều.
Trả lời:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hoà mình với màu tím của nước chiều.
Ở đây có ba cụm từ “những cánh hoa mỏng manh”, “những chiếc thuyền tím”, “chiếc thuyền” đều chỉ một sự vật là những cánh hoa rơi trên mặt ao..
Bài 4 (trang 28):
Câu hỏi: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. ……… gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc.
(Nguyễn Đình Thi)
Trả lời:
Đáp án: Tráng sĩ ấy.
Bài 5 (trang 28):
Câu hỏi: Gạch dưới từ dùng cho từ phía trước thay thế trong đoạn văn sau và chỉ rõ nó thay thế cho từ nào.
a) Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Vì vậy, nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.
b) Người dân làng Bung rất yêu quê hương, làng bản của mình. Họ đã cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh cho thôn bản.
Trả lời:
a. Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Vì vậy, nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.
⟶ Từ nó thay thế cho chim sẻ được nhắc ở câu trước.
b. Người dân làng Bung rất yêu quê hương, làng bản của mình. Họ đã cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh cho thôn bản.
⟶ Từ họ thay thế cho người dân làng Bung được nhắc ở câu trước.
Bài 6 (trang 28):
Câu hỏi: Em trò chuyện cùng bạn rồi ghi lại cuộc đối thoại đó.
Trả lời:
Em: Cậu làm bài tập toán cô giao về nhà hôm qua chưa?
Bắc: Tớ làm rồi nhưng có một bài tớ vẫn chưa hiểu đề lắm nên chưa biết cách làm.
Em: Vậy hả. Đưa tớ xem nào.
Bắc: Đây cậu, bài toán * này này.
Em: À, bài này đầu tiên cậu phải quy đồng mẫu số trước rồi mới tính tiếp được.
Bắc: à, ra vậy, thế mà tớ không nghĩ ra. Thế thì tớ biết cách làm rồi. May quá, cảm ơn cậu nhiều nhé.
Em: Không có gì cậu ơi.
Vui học (trang 29 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2):
Đếm răng
Đầu giờ, cô giáo gọi một học sinh lên kiểm tra bài cũ:
- Em cho cô biết người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng?
- Thưa cô 50 chiếc ạ.
- Hả? – Cô giáo ngạc nhiên – Em nói bao nhiêu?
- Dạ 32 ạ.
Khi về chỗ, đứa cùng bàn tò mò hỏi:
- Sao lúc đầu mày lại nói có 50 chiếc răng?
- Tao nói thế để cô còn ngạc nhiên há miệng ra cho tao đếm chứ!
(Truyện cười học đường)
* Bạn học sinh nói người trưởng thành có 32 chiếc răng đã đúng chưa?
* Cùng bạn, người thân tìm hiểu về điều này nhé!
- Bạn học sinh nói người trưởng thành có 32 chiếc răng đã đúng vì:
Trả lời:
Số lượng răng đầy đủ nhất ở người trưởng thành là 32 chiếc răng.
- Cùng bạn, người thân tìm hiểu về điều này.
Trả lời:
Số lượng răng ở người trưởng thành đầy đủ nhất là 32 chiếc (một số trường hợp đặc biệt là 36 chiếc). Bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Tất cả những răng này được phân chia thành 4 nhóm chính, bao gồm:
- 8 răng cửa.
- 4 răng nanh.
- 8 răng tiền hàm.
- 12 răng hàm (với 4 hoặc 6 răng khôn)
Thông thường, khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành (khoảng từ 17 – 25 tuổi), những chiếc răng khôn mới bắt đầu mọc lên. Lúc này, trên cung hàm sẽ có đủ 32 chiếc răng (nếu số lượng răng khôn là 4) hoặc 36 chiếc (nếu số lượng răng khôn là 6).
Bài trước: Tuần 24 trang 23, 24, 25, 26 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2 Bài tiếp: Tuần 26 trang 30, 31, 32, 33 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2