Trang chủ > Lớp 5 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 > Tuần 7 trang 24, 25, 26, 27 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 7 trang 24, 25, 26, 27 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1

Bài 1 (trang 24 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi

Bàn tay người nghệ sĩ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được) Sự kiện nhân của Trương Bạch khiến người dạy cũng phải kinh ngạc.

Một hôm, có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một paho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

(Theo Lâm Ngữ Đường)

a) Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích hay say mê gì?

Trả lời:

- Từ nhỏ Trương Bach đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

b) Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

Trả lời:

- Điều khiến cho người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ở Trương Bạch chính là sự say mê và kiên nhẫn khi làm việc ở cửa hàng đồ ngọc.

c) Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?

Trả lời:

- Pho tượng Quan Âm đã khiến người ta không thể tưởng tượng nổi đó là nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

d) Em học được điều gì từ Trương Bạch?

Trả lời:

- Qua nhân vật Trương Bạch em học được điều đó là: Hãy theo đuổi đam mê, cố gắng kiên trì, tận tâm, tận lực.

Bài 2 (trang 25):

Câu hỏi: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ và phân tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau bằng dấu gạch chéo (/):

Trả lời:

Lúc nhàn rỗi, cậu / nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Bài 3 (trang 25):

Câu hỏi: Từ “đầu” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đó.

a) Nhà em ở đầu thành phố Khâm Thiên.

b) Bạn Nam đã đỗ đầu kì thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi.

c) Vì chưa học bài nên nó cứ gãi đầu gãi tai.

Trả lời:

Chọn đáp án c) Vì chưa học bài nên nó cứ gãi đầu gãi tai.

Bài 4 (trang 25):

Câu hỏi: Với mỗi nghĩa dưới đây của mỗi từ đầu, hãy đặt một câu.

Trả lời:

a) Vị trí trước tiên, bắt đầu vào một ngôi làng.

- Khi xe của bác Tư về đến đầu làng, chúng tôi vui mừng ra đón.

b) Nơi bắt nguồn của một dòng sông, dòng suối.

- Ở nơi đầu nguồn của dòng sông Mã, vùng giáp biên giới Việt Lào, địa thế hiểm trở.

c) Chỉ người đứng trước nhất trong khi xếp hàng.

- Bạn Nam thấp nhất lớp nên luôn được xếp đứng đầu hàng.

Bài 5 (trang 25):

Câu hỏi: Cho từ "chân", em hãy đặt hai câu có từ "chân" theo nghĩa gốc và hai câu có từ "chân" theo nghĩa chuyển.

Trả lời:

- Nghĩa gốc:

+ Hôm qua Nam chơi đá bóng không may chân bị bong gân.

+ Con ngựa bị gãy chân phải băng bó nên đi tập tễnh.

- Nghĩa chuyển:

+ Chân tường ẩm mốc lở hết cả vôi tường.

+ Ở phía chân trời, mặt trời từ từ nhô lên đón chào một ngày mới.

Bài 6 (trang 26):

Câu hỏi: Sắp xếp các từ theo mức dộ chính xác khác nhau (của hoa quả) từ thấp đến cao: ương, chín, chín nẫu, chín mọng, chín vàng.

Trả lời:

- ương, chín, chín vàng, chín mọng, chín nẫu.

Bài 7 (trang 26):

Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh hồ (hoặc cảnh sông, biển) vào những thời điểm mà em lựa chọn (vào sáng sớm, vào lúc trời nắng hoặc vào buổi trưa,... )

Gợi ý:

- Viết câu mở đoạn giới thiệu cảnh em tả.

- Viết các câu thân đoạn miêu tả cụ thể sự thay đổi của cảnh ở các thời điểm khác nhau.

- Viết câu kết đoạn nêu cảm nhận của em.

Trả lời:

Quê em có dòng sông Lô quanh năm nước chảy hiền hòa. Nó gắn bó với em suốt cả một thời tuổi thơ. Buổi sáng, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. Tiếng người í ới gọi nhau đi chợ, tiếng mái chèo khua nước lao xao. Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc, bầu trời in bóng xuống mặt nước. Buổi chiều, mặt trời tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông. Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng. Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát. Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. Em rất yêu dòng sông này. Nó đã góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Vui học (trang 27 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):

Đợi

Hai bố con đi xem kịch:

Con: Bố ơi, đi về thôi, mình ngồi đây đến bao giờ?

Bố: Mới xem hết màn 1, còn màn 2 mà con.

Con: Đợi sao được hả bố, bố không thấy người ta viết: “ Màn hai, hẹn các bạn 1 năm sau” à?

(Theo Truyện cười tuổi thơ)

* Kể cho bạn, người thân nghe câu chuyện trên.

* Đóng vai người bố để giải thích cho con trong truyện cười.

Trả lời:

Thời gian trong tác phẩm kịch khác thời gian trong thực tế. Khi họ nói “Màn 2, hẹn các bạn 1 năm sau” nghĩa là họ đã quy định để khán giả hiểu rằng: Bối cảnh thời gian trong màn 2 là 1 năm sau thời điểm diễn ra ở màn 1.