Trang chủ > Lớp 5 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 > Tuần 16 trang 55, 56, 57, 58 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 16 trang 55, 56, 57, 58 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1

Bài 1 (trang 55 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hai bệnh nhân trong bệnh viện

Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.

Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con trèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.

Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.

Nhưng rồi đến một hôm, người nằm bên cửa sổ bất động. Các cô ý tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông đã qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ có một bức tường chắn.

Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:

- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!

(Theo NVD)

a) Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài như thế nào?

Trả lời:

- Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài vô cùng sôi động và vui tươi: có công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.

b) Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì?

Trả lời:

- Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh ngạc nhiên bởi vì khung cảnh ở bên ngoài cửa sổ không hề giống như những gì người bạn giường bên đã kể. Bên ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn.

c) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có điểm gì đáng quý? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác.

B. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở.

C. Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống.

D. Yêu quý cuộc sống bản thân, luôn vui vẻ với bạn cùng phòng.

Trả lời:

Chọn đáp án A. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác

Bài 2 (trang 56):

Câu hỏi: Xác định nghĩa của từ "chặt" trong các câu sau và khoanh vào từ đồng âm, từ nhiều nghĩa)

a) Vốn nhà nghèo nên mẹ tôi chi tiêu rất chặt.

b) Cây xà nu trong rừng bị chặt ngang thân, nhựa ứa ra.

c) Trên sông, những người công nhân đóng cọc bê tông rất chặt để chuẩn bị làm cầu.

Trả lời:

a. từ “chặt” này xuất phát từ nghĩa gốc chỉ trạng thái bám rất chắc, rất chặt, khó tách, khó tháo gỡ.

từ “chặt” trong câu a chỉ sự chi tiêu tiết kiệm, tuyệt đối không để thừa thãi hay phung phí.

b. từ “chặt” chỉ hành động làm đứt ngang ra bằng cách dùng vật có lưỡi sắc giáng mạnh xuống.

c. từ “chặt” trong câu này chỉ những vật ở trạng thái bám rất chắc, khó tách, khó rời.

Bài 3 (trang 56):

Câu hỏi: Khoanh tròn chữ cái trước những thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính chăm chỉ:

a) Một nắng hai sương.

b) Thức khuya dậy sớm.

c) Chín bỏ làm mười.

d) Đứng mũi chịu sào.

e) Dầm mưa dãi nắng.

Trả lời:

Những câu thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính chăm chỉ đó là:

a. Một nắng hai sương

b. Thức khuya dậy sớm

Bài 4 (trang 56):

Câu hỏi: Gạch dưới từ ngữ không thuộc nhóm và đặt tên cho nhóm:

Trả lời:

a) Các từ ngữ: cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh chị, lớp trưởng, em, cháu, chắt, dượng, anh rể, chị dâu.

- Tên nhóm từ ngữ là: Gia đình

b) Các từ ngữ: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, anh họ, các em lớp dưới, anh (chị), phụ trách Đội, bảo vệ.

- Tên nhóm từ ngữ là: Nhà trường.

c) Các từ ngữ: công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, bạn bè, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên.

- Tên nhóm từ ngữ là: Nghề nghiệp.

Bài 5 (trang 57):

Câu hỏi: Đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:

Lá lành đùm lá rách, Một nắng hai sương, Thức khuya dậy sớm.

Trả lời:

- Tổ dân phố khu em ở vừa phát động phong trào lá lành đùm lá rách, mỗi gia đình quyên góp một chút tiền.

- Những người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt ngọc dâng đời.

- Mẹ em ngày nào cũng vất vả thức khuya dậy sớm để kiếm tiền lo cho chúng em.

Bài 6 (trang 57):

Câu hỏi: Sắp xếp các từ sau đây thành 4 nhóm từ đồng nghĩa:

giỏi, cừ, kém, khá, đuối, tài, thường, xoàng, ít, nhiều, ối, hiếm, (một) ít, khối.

Trả lời:

Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 3Nhóm 4
giỏi, cừ, tàikém, khá, đuối, thường, xoàngít, hiếm, (một) ítkhối, ối, nhiều

Bài 7 (trang 57):

Câu hỏi: Đặt câu theo yêu cầu sau rồi xác định rõ chủ ngữ vị ngữ trong các câu vừa đặt.

Trả lời:

a) Có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân- kết quả

trời / mưa nên đường / trơn.

CN1 VN1 CN2 VN2

b) Có cặp quan hệ từ chỉ điều kiện - kết quả.

Nếu kì này em / được học sinh giỏi thì bố mẹ / sẽ cho em đi nghỉ mát ở Hạ Long.

CN1 VN1 CN2 VN2

Bài 8 (trang 57):

Câu hỏi: Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé.

Trả lời:

Em Kem nhà tôi năm nay đã được gần 2 tuổi rồi. Em đang ở tuổi tập nói, tập đi. Mỗi khi tập đi, em chống đôi tay nhỏ xuống sàn, nâng người đứng dậy, hai chân mập mạp đứng dạng ra, hai cánh tay nhiều ngấn giống như đeo vòng dang rộng hai bên để giữ thăng bằng. Kem bước từng bước chập chững tiến về phía trước. Khi ba tôi vỗ tay khen em, em khoái chí cười tít mắt, rồi bập bẹ “ba…ba.. ”. Mải tập nói, người em lảo đảo, không vững. Em bỗng ngồi phịch xuống sàn, bật cười khúc khích để lộ mấy chiếc răng cửa trăng trắng, nhỏ xíu mới mọc. Cả nhà ai cũng khen em tập đi, tập nói giỏi.

Vui học (trang 58 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):

Khản cả cổ với yêu cầu của cô giáo

Trong tiết thực hành tập làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp:

- Các em hãy viết một câu chuyên trong ngày mà em thích. Chú ý là phải trên 50 từ.

Cả lớp viết rào rào rồi sau đó nộp bài, và bài của Tí như sau:

“Em bị mất một con mèo. Nó rất xinh! Em đi tìm nó. Em gọi meo, meo, meo,... khản cả cổ “ để có đủ 50 từ mà cô giao.

Cô giáo sau khi đọc liền nói:

- Làm văn kiểu này đúng là khản cổ thật!

(Sưu tầm)

* Kể cho bạn, người thân nghe câu chuyên trên.

* Theo em, tại sao cô giáo lại nói: “Làm văn kiểu này đúng là khản cổ thật”?

Trả lời:

Cô giáo nói: “Làm văn kiểu này đúng là khản cổ thật để” để nhắc nhở Tí về cách làm bài văn. Cần viết thành bài văn có cốt truyện và nhân vật rõ ràng chứ không phải chỉ viết “meo meo…” cho đủ 50 từ.