Trang chủ > Lớp 5 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 > Tuần 27 trang 33, 34, 35, 36 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 27 trang 33, 34, 35, 36 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2

Bài 1 (trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi?

Rừng dừa, động cát Tam Quan

Nhà tôi nằm lọt thỏm trong một rừng dừa, những rặng dừa bước vào cuộc đời của tôi, đã dính kết tuổi thơ tôi bằng những tình cảm quê nhà thiêng liêng.

Làm sao có thể quên những món quà quê và cả bầu trời dừa ngát xanh, râm mát, dù đang là mùa hè nắng chang chang. Chúng tôi xúm xít bên nhau ăn ngon lành bánh tráng cốt nước dừa nướng lên vừa béo vừa giòn thơm, những tô củ lang ngào đường trộn cơm dừa bào sợi dẻo ngọt. Những đợt hái dừa, hiếm khi trẻ con vắng mặt. Trong trí óc non nớt của chúng tôi đó là những ngày hội của tuổi thơ. Chúng tôi chờ người lớn bổ dừa để xin những cái phổi (mộng dừa). Phổi dừa to xôm xốp ăn sần sật ngon vô kể. Vẫn còn đó cảm giác ngọt lịm, khi ngửa cổ tu bằng hết trái dừa xiêm vườn nhà. Ngọt từ đầu lưỡi trở đi, ngọt thấm đến tận ruột gan.

Rồi đến lúc chúng tôi làm quen với những động cát ven biển. Leo đến rũ chân từ động này đến động khác đuổi theo những chú còng gió hay tuột từ đỉnh những động cát cao đến chóng mặt xuống tận bãi trong tiếng cười nắc nẻ của bạn bè. Nghịch cát chán thì chúng tôi chơi trận giả. Cả rừng phi lao lúc đó biến thành trận địa của hai cánh quân. Chiều về, dưới chân động cát, tôi lại ngồi một mình cùng nỗi buồn man mác đầu tiên và dõi nhìn khơi xa, nơi chỉ còn mỗi một màu nước xanh sẫm bao la.

Lớn lên, theo người thân, tôi lưu lạc khắp nơi. Ở đâu, cũng thương, cũng nhớ, cũng nhiều kỉ niệm nhưng chẳng nơi nào như Tam Quan quê tôi – nơi có những rặng dừa, động cát đã in trọn vẹn dấu ấn tuổi thơ sáng đẹp tuyệt vời.

(Vĩnh Hoan)

a) Nhà của nhân vật “tôi” nằm ở đâu?

Trả lời:

- Nhà của nhân vật “tôi” nằm lọt thỏm trong một rừng dừa.

b) Ngày hội của tuổi thơ đối với trẻ con làng dừa là khi nào?

Trả lời:

- Ngày hội tuổi thơ đối với trẻ con làng dừa là khi đến đợt hái dừa.

c) Khi người lớn bổ dừa, trẻ con trong làng thường xin gì?

Trả lời:

- Khi người lớn bổ dừa, trẻ con trong làng thường xin những cái phổi (mộng dừa)

d) Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của nhân vật tôi đối với quê hương?

Trả lời:

- Dù có đi đâu bao xa thì tác giả vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm thơ bé, tự hào về quê hương của chính mình.

Bài 2 (trang 35):

Câu hỏi: Những câu ca dao sau thể hiện truyền thống quý báu nào của dân tộc ta?

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ”

Trả lời:

Những câu ca dao trên thể hiện truyền thống quý báu: Đoàn kết, nhân ái.

Bài 3 (trang 35):

Câu hỏi: Gạch dưới các quan hệ từ có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau:

Chị Hằng kể: Tuần trước, Cuội út sang Sao Hỏa chơi, trót ăn nhiều quá một loại quả gì đó nên bây giờ cứ ngủ lăn lóc. Cuội còn cho biết Sao Hỏa có một loại thuốc, uống vào sẽ hết cơn buồn ngủ khủng khiếp này. Nhưng Chị Hằng không thể đi lấy loại thuốc đó được. Vì vậy, thông báo tin này để tất cả các bạn đánh thức Cuội út dậy, nếu không chẳng ai đi chăn trâu cả.

Trả lời:

Chị Hằng kể: Tuần trước, Cuội út sang Sao Hoả chơi, trót ăn nhiều quá một loại quả gì đó nên bây giờ cứ ngủ lăn lóc. Cuội còn cho biết Sao Hoả có một loại thuốc, uống vào sẽ hết cơn buồn ngủ khủng khiếp này. Nhưng chị Hằng không thể đi lấy loại thuốc đó được. Vì vậy, thông báo tin này để tất cả các bạn đánh thức Cuội út dậy, nếu không chẳng ai chăn trâu cả.

Bài 4 (trang 35):

Câu hỏi: Đoạn đối thoại dưới đây có chỗ dùng từ nối sai, em hãy chữa lại cho đúng.

Chưa vào đến nhà, thằng Nam đã láu táu không ra lời:

- Đi tắm, đi tắm đi.

- Tắm à? Tôi thốt lên sung sướng.

- Mau lên, bọn thằng Dũng đi hết rồi.

Vì tôi chợt nhớ ra:

- Mẹ tớ không cho tớ đi chơi.

Trả lời:

Từ “vì” biểu thị quan hệ nguyên nhân mà ở trong trường hợp này lại không phù hợp.

Ta có thể sửa lại như sau:

- Đi tắm, đi tắm đi.

- Tắm à? Tôi thốt lên sung sướng.

- Mau lên, bọn thằng Dũng đi hết rồi.

Nhưng tôi chợt nhớ ra:

- Mẹ tớ không cho tớ đi chơi.

Bài 5 (trang 35):

Câu hỏi: Trong câu sau, các vế câu liên kết với nhau bằng cách nào? Tìm và chỉ rõ phép liên kết đó.

Con đường đất đỏ men theo sườn đồi dẫn tới ngôi nhà của bé Thảo, nhà Thảo ở cách xa trường nhưng Thảo rất ham học và em luôn đến trường rất sớm.

Trả lời:

Các vế câu ghép được liên kết với nhau bằng quan hệ từ nhưng biểu thị mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu.

Bài 6 (trang 36):

Câu hỏi: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau. Chỉ ra câu số mấy có dùng phép liên kết câu, từ ngữ nào thể hiện phép liên kết đó?

(1) Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. (2) Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.

Trả lời:Tuần 27 trang 33,34,35,36 ảnh 1

Theo như phân tích ở trên ta thấy câu số (2) có dùng phép liên kết câu, đó là phép liên kết thay thế. Từ khi đó trong câu (2) được dùng để thay thế cho “thời gian có rau ngon”

Bài 7 (trang 36):

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (5-7 câu) tả loài cây mà em thích, trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết.

Trả lời:

Từ khi bước vào trường mới cây bàng góc sân đã trở thành người bạn thân thiết của chúng em. Nhìn từ xa, tán bàng xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút, vươn thẳng lên trời. Quanh năm nó khoác lên mình chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ. Rồi hè tới, bàng ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc, những chùm hoa ấy kết thành trái. Đó là món ăn yêu thích của tụi học trò chúng tôi.

Vui học (trang 36 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2):

Dẻo và bền nhất

- Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng… vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?

- Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy, thầy cho em 5 phút suy nghĩ ạ. À! Thưa thầy, vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.

- Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó, sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?

- Quỳnh: Sao lại không ạ! Thưa thầy chẳng phải người người ta vẫn nói “nghìn cân treo sợi tóc” đó thôi ạ.

(Sưu tầm)

* Kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

* Câu tục ngữ bạn Quỳnh đưa ra có nói về độ bền của sợi tóc không? Nó nói về điều gì?

Trả lời:

- Câu tục ngữ “Nghìn cân treo sợi tóc” mà bạn Quỳnh đưa ra không phải nói về độ bền của sợi tóc. Mà thực tế thì câu tục ngữ này có ý chỉ những tình thế nguy hiểm, khó khăn, khó bề cứu vãn nổi.