Tuần 21 trang 11, 12, 13, 14 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2
Bài 1 (trang 11 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi?
Cái Thúy
Lâu lắm tôi mới có dịp về quê ngoại, thăm gia đình chị tôi. Anh chị đi vắng. Cháu Thúy niềm nở ra ngõ đón tôi, gặp nhau, tôi thấy vơi đi bao nỗi mệt nhọc trên đường.
Trước mắt tôi là một thiếu nữ dịu dàng, dễ mến. Cuộc sống lao động và nắng gió đồng quê đã tạo cho Thúy vóc dáng cân đối, nước da hồng hào. Mái tóc dài xanh mướt buông xuống đôi bờ vai tròn lẳn càng tôn thêm vẻ đầy đặn ưa nhìn.
Qua câu chuyện, tôi biết cháu là học sinh khá của trường trung học huyện nhà. Ngoài giờ học, cháu nhận may gia công để tăng thu nhập cho gia đình. Tôi tẩn mẩn xem hàng may của Thúy. Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề. Vừa trò chuyện, Thúy vừa thoăn thoắt thùa khuyết. Ngắm bàn tay thon nhỏ của Thúy, tôi chợt bồi hồi…sao nó giống bàn tay của chị tôi đến thế? Bàn tay đã chơi “que mốt. que mai” với tôi. Bàn tay ấy đã cùng tôi chăn tằm, quay tơ…Khác chăng, bàn tay Thúy bây giờ còn được mở từng trang sách.
Tôi thấy mừng cho anh chị tôi đã nuôi dạy Thúy nên người.
(Sưu tầm)
a) Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ ngoài của Thúy.
Trả lời:
- Những từ ngữ miêu tả vẻ ngoài của Thuý đó là: dịu dàng, dễ mến, cân đối (vóc dáng), hồng hào (nước da), mái tóc dài xanh mướt, tròn lẳn (bờ vai), đầy đặn ưu nhìn (vẻ mặt).
b) Những chi tiết nào cho thấy sự khéo léo của Thúy?
Trả lời:
- Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề.
- Vừa nói chuyện mà vẫn có thể thoăn thoắt thùa khuyết.
c) Ngắm bàn tay Thúy tác giả có cảm xúc gì?
Trả lời:
- Ngắm bàn tay Thuý khiến tác giả bồi hồi nhớ tới bàn tay của người chị mình.
Bài 2 (trang 12):
Câu hỏi: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
a) Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ..... (công vụ, công ích, công dân).
b) Để xã hội phát triển, đất nước đổi mới, mỗi người dân đều phái có ý thức.... (trách nhiệm công dân, nghĩa vụ công dân, danh dự công dân)
Trả lời:
a. Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ công dân.
b. Để xã hội phát triển, đất nước đổi mới, mỗi người dân đều phái có ý thức trách nhiệm công dân.
Bài 3 (trang 12):
Câu hỏi: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống trong từng câu sau:
Trả lời:
a. Không những rừng cho ta nhiều gỗ quý mà còn là nơi cung cấp các loại cây thuốc nổi tiếng.
b. Vì trời đổ mưa nên đường lại bị ngập nước.
c. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều mà tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu đẹp của quê hương mình.
Bài 4 (trang 13):
Câu hỏi: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để hoàn thiện câu:
Trả lời:
A | B |
Vì chưng bác mẹ tôi nghèo | Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai. |
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống |
Nhưng chung một giàn |
Dù ai nói ngả nói nghiêng | Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân. |
Bài 5 (trang 13):
Câu hỏi: Chuyển các câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
a) Lúa lên xanh tốt. Bà con rất vui mừng.
b) Vì nhà Lan ở xa, bạn ấy phải đi xe buýt đến trường.
c) Dù cố gắng rất nhiều, cuộc sống của người dân quê tôi vẫn đói nghèo vì lũ lụt.
d) Trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, không những lớp tôi đứng đầu toàn trường, đạt điểm thi đua tuyệt đối.
Trả lời:
a) Vì lúa lên xanh tốt nên bà con rất mừng.
b) Vì nhà Lan ở xa nên bạn ấy phải đi xe buýt đến trường.
c) Dù cố gắng rất nhiều nhưng cuộc sống của người dân quê tôi vẫn đói nghèo vì lũ lụt.
d) Trong đợt thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không những lớp tôi đứng đầu toàn trường mà chúng tôi còn đạt điểm thi đua tuyệt đối.
Bài 6 (trang 14):
Câu hỏi: Sắp xếp các bước tiến hành trong một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.
a) Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm (Đây là nội dung chính của buổi sinh hoạt)
b) Ổn định tổ chức, hát 1 bài hát hoặc chơi trò chơi, kiểm tra vệ sinh tay chân, trang phục.
c) Sơ kết tuần: Các trưởng sao báo cáo tình hình học tập và rèn luyện của sao trong tuần qua.
d) Nhận xét buổi sinh hoạt (tuyên dương, nhắc nhở) và phổ biến nội dung sinh hoạt lần sau
Trả lời:
Sắp xếp các việc theo thứ tự là:
b.... ⟶... c... ⟶... a.... ⟶.... d....
Vui học (trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2):
1088
- Tú: Nam ơi! Cậu cho tớ cái ảnh của nhóm 1088 đi.
- Nam: Ừ, chờ tí nữa vào lớp tớ đưa cho.
Trống vào học.
- Tú: Ảnh của tớ đâu?
- Nam: Đây này! 1 anh, 0 văn, 8 sử, 8 địa. Chả là 1088 là gì?
- Tú: Trời! !!
(Truyện cười học sinh)
Cùng chia sẻ với bạn xem bạn Nam nói với bạn Tú như vậy là có dụng ý gì?
Gợi ý:
Điểm mà bạn Nam khoe có liên quan gì đến câu nói ban đầu của bạn Tú?
Con nhận xét gì về điểm số của bạn Nam?
Trả lời:
Bạn Tú hỏi xin bạn Nam ảnh của nhóm 1088 nhưng cái mà Nam đưa ra lại là điểm số 1088 (1 anh, 0 văn, 8 sử, 8 địa). Bạn Nam đã không hề trả lời vào trọng tâm lời đề nghị của bạn Tú, việc đưa điểm ra vì Nam có dụng ý muốn khoe điểm với Tú.
Thế nhưng, việc khoe điểm này lại vô tình tố cáo việc học lệch của Nam, sử và địa đều được 8 điểm trong khi anh và văn lại chỉ được có 0 và 1.
Tiếng cười được bật ra ở lời nói cuối cùng của Nam. Cũng là bài học nhẹ nhàng cho các bạn trẻ về việc học tập chăm chỉ và đồng đều các môn.
Bài trước: Tuần 20 trang 8, 9, 10, 11 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2 Bài tiếp: Tuần 22 trang 15, 16, 17, 18 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2