Tuần 2 trang 8, 9, 10 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1
Bài 1 (trang 8 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi?
Sự sẻ chia bình dị
“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể thay đổi
hoặc tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác”
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là người phụ nữ với hai đứa con rất nhỏ. Hai đứa khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ tôi cho bà. Bà cảm ơn và bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi thực sự rất bực mình và hối hận vì đã. nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “ Tôi rất ái ngại! Chỉ vì nhường chôc cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng môt hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêmg giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ vì một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo ra sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
Trả lời:
- Nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau bởi vì nhân vật "tôi" đã trông thấy hai đứa trẻ khóc lóc không chịu đứng yên trong hàng còn bà mẹ thì trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như hai đứa trẻ.
b) Sau khi nhường chỗ vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy hối hận?
Trả lời:
- Sau khi nhường chỗ nhân vật “tôi” lại cảm thấy hối hận bởi vì đến lượt nhân vật tôi có thể mua tem gửi thư thì bưu điện lại đóng cửa.
c) Việc gì xãy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?
Trả lời:
- Việc xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng” đó là: Nhờ câu chuyện của người phụ nữ mà anh biết được rằng bằng hành động đơn giản nhường chỗ của mình, anh đã giúp được người phụ nữ và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.
d) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác
B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết giúp đỡ người khác
C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn
Trả lời:
Câu chuyện muốn nói với em điều: Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Chọn đáp án A
Bài 2 (trang 9):
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Dì tôi là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng trong trái tim dì luôn chứa đựng tình yêu đối với........ Việt Nam.
b) Ôi! ..... ,........ hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
(đất nước, tổ quốc, giang sơn)
Trả lời:
a) Dì tôi là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng trong trái tim dì luôn chứa đựng tình yêu đối với đất nước Việt Nam.
b) Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
Bài 3 (trang 9):
Câu hỏi: Gạch dưới từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
Trả lời:
a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn,
b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí
Bài 4 (trang 9):
Câu hỏi: Điền các từ trong ngoặc vào chỗ trống: (trắng hồng, trắng tinh, trắng phau, trắng muốt)
Trả lời:
a. Màu áo học trò trắng tinh
b. Hoa huệ trắng muốt
c. Đàn cò trắng phau
d. Khuôn mặt trắng hồng
Bài 5 (trang 9):
Câu hỏi: Đặt câu với các thành ngữ sau:
Trả lời:
a) Yêu nước thương nòi:
- Mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn truyền thống yêu nước thương nòi.
b) Quê cha đất tổ:
- Bố tôi bảo rằng nơi ấy là quê cha đất tổ nên dù có đi đâu xa cũng phải luôn hướng về.
Bài 6 (trang 10):
Câu hỏi: Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong câu sau:
Trả lời:
a. Người ta thường gọi mẹ ơi
Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi
Người ta thường nói mẹ tôi
Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.
(Nguyễn Cao Tiến)
b. Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.
(Tố Hữu)
Bài 7 (trang 10):
Câu hỏi: Viết một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mà em yêu thích ở địa phương em.
Đoạn văn tham khảo:
Cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng thật đẹp. Trời còn mờ mờ sáng, những màn sương giăng mắc trắng xóa như tấm khăn voan của người thiếu nữ bỏ quên. Ở phía đằng đông mặt trời từ từ nhô lên như một quả cầu lửa, trải những tia nắng ấm áp xuống trần gian. Không khí thật trong lành, dễ chịu. Trên không trung, từng đàn chim chao liệng hót ríu rít. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ được rát vàng. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ được ánh mặt trời chiếu vào long lanh như những hạt ngọc. Gió thổi mát rượi làm sóng lúa dập dờn. Bà con nông dân đã bắt đầu ra đồng gặt lúa. Những nón trắng nhấp nhô, những tay liềm, tay hái thoăn thoắt, tiếng gọi nhau í ới hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Vui học (trang 10 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):
Đố vui
Thân dài thượt
Ruột thẳng băng
Khi thì bị cắt khỏi chân
Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi?
Là cái gì?
* Cùng bạn giải câu đố trên.
Trả lời:
- Đáp án là: Bút chì
* Cùng bạn, người thân đặt một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên
- Ví dụ một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên:
Có tóc mà lại trọc đầu
Bởi vì tóc có mọc đâu ra ngoài
Tóc kia làm rạng mặt người
Đến khi tóc cháy, hết đời còn chi
(Đố là cái gì? )
Đáp án là: Bóng đèn.
Bài trước: Tuần 1 trang 5, 6, 7 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 Bài tiếp: Tuần 3 trang 11, 12, 13 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1