Tuần 19 trang 5, 6, 7 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2
Bài 1 (trang 5 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi?
Những con sói trong tâm hồn
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi. ”
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn. ”
Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông. ”
Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông? ”
Người ông nói một cách nghiêm nghị: ” Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng! ”
(Theo Gia đình Online)
a) Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?
Trả lời:
- Người ông đã kể cho cháu nghe câu chuyện về hai con sói bên trong tâm hồn mình.
b) Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn cho cháu nghe nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu. ” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.
c) Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?Trả lời:
- Bài học mà em học được qua câu chuyện đó là: Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.
Bài 2 (trang 6):
Câu hỏi: Đọc đoạn văn sau:
(1) Nước chảy tràn ra. (2) Một sào, hai sào uống nước rồi hàng ngàn mẫu xuống nước… (3)Nước vẫn chảy chan hòa, lúa reo mừng hoan hỉ.
a) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi câu, vế câu.
b) Viết số thứ tự câu thích hợp:
- Các câu đơn trong đoạn văn là: ....
- Các câu ghép trong đoạn văn là: ....
Hướng dẫn giải:
b. Xác định câu đơn, câu ghép
- Câu đơn trong đoạn văn là: câu (1)
- Câu ghép trong đoạn văn là: câu (2) và câu (3)
Bài 3 (trang 6):
Câu hỏi: Đọc đoạn văn sau:
Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, gió biển mang theo cái vị mặn mòi riêng của nó. Từ ngàn đời nay, biển vẫn như vậy và nó sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió.
a) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu.
b) Khoanh vào dấu câu hoặc từ ngữ tác giả dùng để nối các vế câu.
Trả lời:
a. Chủ ngữ và vị ngữ trong câu được xác định như sau:
b.
Câu (1) giữa hai vế câu này có có dấu câu để nối là dấu phẩy (,)
Câu (2) giữa hai vế câu này có từ nối là từ và
Bài 4 (trang 6):
Câu hỏi: Ba vế trong câu ghép: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng rối chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng”, được nối với nhau bằng gì?
a) Dấu chấm
b) Dấu phẩy
c) Một dấu phẩy và một quan hệ từ.
Trả lời:
- Chọn đáp án: c) Một dấu phẩy và một quan hệ từ
Bài 5 (trang 7):
Câu hỏi: Khoanh vào từ hoặc dấu câu có tác dụng nối các vế của mỗi câu ghép sau:
a. Bà em kể chuyện Thạch Sanh, em chăm chú lắng nghe.
b. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
Trả lời:
a. Dấu “, ” có tác dụng nối các vế câu ghép.
b. Từ “và” có tác dụng nối các vế câu ghép.
Bài 6 (trang 7):
Câu hỏi: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em.
Bài tham khảo:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. ”
Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ không xinh đẹp như những cô diễn viên trên truyền hình nhưng trong mắt tôi, mẹ là người tuyệt vời nhất.
Vui học (trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2):
Đố vui
Vua nào thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành.
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nên thống nhất sử xanh còn truyền.
Là ai?
*Cùng bạn, người thân giải câu đố trên.
*Tìm hiểu và kể những điều em tìm hiểu được về vị vua trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.
Trả lời:
- Đáp án là: Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng)
- Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ là đứa trẻ chăn trâu, thường lấy cờ lau làm cờ rồi lập trận giả cùng chơi với các bạn. Lớn lên, ông lãnh đạo dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) lên ngôi hoàng đế sử sách gọi là Đinh Tiên Hoàng.
Bài trước: Tuần 18 trang 63, 64, 65, 66 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 Bài tiếp: Tuần 20 trang 8, 9, 10, 11 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2