Tuần 11 trang 36, 37, 38, 39 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1
Bài 1 (trang 36 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi
Bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ cố công. Nhà vua ngắm tất cả bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là những tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên bầu trời xanh với những đám mây mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở trên là bầu trời giận giữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng yên bình chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.
“Ta chấm bức tranh này! ” – Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thực sự của sự bình yên,...
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Nhà vua đã yêu cầu các nghệ sĩ vẽ tranh về đề tài gì?
Trả lời:
- Nhà vua đã yêu cầu các nghệ sĩ vẽ tranh về đề tài sự bình yên.
b) Nhà vua đã công bố điều gì khi chọn bức tranh thứ hai?
Trả lời:
- Khi chọn bức tranh thứ hai, nhà vua đã công bố rằng: Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự bình yên.
c) Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ “ bình yên”
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa với bình yên: bình an, yên ả, an nhiên...
- Từ trái nghĩa với bình yên: loạn lạc, phong ba bão táp,...
Bài 2 (trang 37):
Câu hỏi: Điền tiếp các đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong bảng phân loại sau:
Trả lời:
Bài 3 (trang 37):
Câu hỏi: Gạch dưới các đại từ trong câu chuyện sau:
Trả lời:
Một con Hoạ Mi từ xa bay đến đậu trên cây bàng, nó ríu rít:
- Cháu chào bác Bàng! Bác có muốn nghe cháu hát không?
- Hoạ Mi đấy ư? Bác rất muốn nghe giọng hát trong trẻo tuyệt vời của cháu. Cháu hãy hát cho bác nghe đi!
Bác Bàng vui vẻ trả lời Hoạ Mi.
Bài 4 (trang 38):
Câu hỏi: Gạch dưới các danh từ cần thay thế bằng đại từ để các câu văn sau không bị lặp lại. Viết lại câu văn sau khi đã thay thế.
Trả lời:
a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
⟶ Một con quạ khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.
b. Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe tiếng gà gáy trưa. Anh chiến sĩ vô cùng xúc động.
⟶ Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe tiếng gà gáy trưa. Anh vô cùng xúc động.
c. Cu Tí đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng cậu bé cũng chộp được con chuồn chuồn.
⟶ Cu Tí đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng cậu bé cũng chộp được nó.
d. Tấm đi qua hồ. Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
⟶ Tấm đi qua hồ. Nàng vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
Bài 5 (trang 38):
Câu hỏi: Chọn từ thích hợp điền vào cỗ trống trong từng câu:
(nhưng, còn, và, hay, nhờ)
Trả lời:
a) Chỉ ba tháng sau nhờ siêng năng, cần cù, bạn Thắng đã vượt lên đầu lớp.
b) Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn.
c) Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì lười biếng.
d) Mình cầm lái hay cậu cầm lái?
e) Mây tan và mưa tạnh dần.
Bài 6 (trang 38):
Câu hỏi: Đoạn đường nơi em ở thường xuyên diễn ra tình trạng họp chợ cóc làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào. Em hãy giúp bác tổ trưởng dân phố làm đơn gửi Ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương đề nghị ngăn chặn việc làm nói trên để trả lại trật tự mĩ quan đô thị, đồng thời tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trả lời:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Công an quận Cầu Giấy.
Tôi tên là: Nguyễn Văn Thanh
Hiện đang là tổ trưởng tổ dân phố của phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. .
Xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau: Kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2018 cho đến nay tại đoạn đường gần Trường Tiểu học Dịch Vọng A thường xuyên diễn ra tình trạng họp chợ cóc. Việc làm này không những vi phạm quy định không tổ chức họp chợ bừa bãi mà đồng thời còn ảnh hưởng tới trường học cùng các hộ gia đình xung quanh đó. Hơn thế họp chợ lấn chiếm lòng lề đường còn gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới các phương tiện qua lại đoạn đường này.
Vậy tôi làm đơn này đề nghị Công an quận Cầu Giấy xem xét và giải quyết vụ việc trên để giải toả sự bức xúc của người dân, trả lại trật tự mỹ quan đô thị đồng thời cũng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Thanh
Nguyễn Văn Thanh
Vui học (trang 39 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1):
Đãng trí
Tèo và Trí trò chuyện với nhau:
Tèo: Cậu Minh lớp tớ cũng có tính cách giống nhà khoa học lừng danh thế giới.
Trí: Say mê với công việc à?
Tèo: Không! Đãng trí!
Trí: !! !
(sưu tầm)
* Kể cho bạn, người thân nghe câu chuyện trên.
* Vì sao câu trả lời của Tèo làm Trí không nói được gì?
Trả lời:
Câu trả lời của Tèo làm Trí không thể nói được gì là do tính cách điển hình của các nhà bác học trên thế giới không phải là đãng trí mà là luôn say mê nghiên cứu, đam mê và kiên trì, nỗ lực với mỗi nghiên cứu của mình. Cậu bạn Minh đó bởi vì có chút cẩu thả mới đãng trí, hay quên như thế.
Bài trước: Tuần 10 trang 33, 34, 35, 36 - Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 Bài tiếp: Tuần 12 trang 40, 41, 42, 43 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1