Trang chủ > Lớp 11 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 11 > Tổng quan về tác phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Tổng quan về tác phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

I. Giới thiệu đôi nét về tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, thi Hội và thi Đình nên ông được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ

- Nguyễn Khuyến chỉ làm quan hơn 10 năm, sau đó ông cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến chỉ dạy học, sống thanh bạc ở quê nhà.

- Mặc dù cáo quan về quê ở ẩn nhưng Nguyễn Khuyến cũng không được sống yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc ông. Nhưng trước sau Nguyễn Khuyến đều bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác.

⇒ Từ đó ta thấy, Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.

- Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khuyến:

+ Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: thơ, văn, câu đối

+ Những tác phẩm đó chủ yếu được sáng tác khi ông từ quan về quê dạy học

- Đặc điểm sáng tác:

+ Về nội dung:

• Các tác phẩm của ông chủ yếu thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

• Thể hiện tấm lòng ưu ái với dân với nước

• Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động

• Châm biếm đả kích thực dân Pháp

+ Về nghệ thuật:

• Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật

• Ngôn ngữ hết sức dân dã, bình dị mà tinh tế, tài hoa.

• Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ.

⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại

II. Đôi nét về tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác

- Vị trí: Tác phẩm Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà Bình Lục - Hà Nam.

2. Bố cục của bài gồm 3 phần:

- Phần 1 (hai câu đầu): Giới thiệu việc câu cá mùa thu

- Phần 2 (bốn câu tiếp): Cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của tác giả

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

4. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

- Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần, chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau.

III. Dàn ý phân tích Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. Bức tranh mùa thu

- Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ hiện lên với những chi tiết điển hình của mùa thu ở làng cảnh Việt Nam

+ Điểm nhìn: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu ⇒ mặt ao ⇒ bầu trời ⇒ ngõ trúc rồi lại trở về ao thu ⇒ thuyền câu) ⇒ không gian được mở ra nhiều hướng sống động

+ Nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, giản đơn, và thanh tĩnh của cảnh vật:

• Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ với nước ao trong vắt, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng

• Cái thú vị của bài tơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi

⇒ Cái hồn dân dã của mùa thu Bắc Bộ được gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co

- Cảnh vắng lặng của màu thua gợi cái buồn man mác:

+ Vắng bóng người (khách vắng teo)

+ Các đường nét chuyển động rất nhẹ: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa, nghe thấy cả tiếng cá đớp mồi ⇒ nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm tăng thêm sự yên ắng, tĩch mịch của không gian.

2. Tâm trạng cả thi nhân

- Cõi lòng nhà thơ tĩnh lặng tuyệt đối

- Tình cảm giao hòa với thiên nhiên

- Không gian gói trọn một niềm cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ

- Tâm hồn gắn bó với quê hương, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc

3. Nghệ thuật

- Kết cấu niêm luật, vần điệu đối ngẫu rất chỉnh, bút pháp chấm phá tả cảnh ngụ tình tài hoa

- Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức gơi hình biểu cảm

- Vần eo – tử vận, oái oăm, được tác giả sử dụng thần tình