Tổng quan tác phẩm: Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
I. Đôi nét về tác giả Phan Châu Trinh
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926), tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã
- Phan Châu Trinh là một người thông minh từ bé, ngay từ tuổi thanh niên ông đã sớm có ý thức trách nhiệm đối với đất nước, học hành thi cử không phải để làm quan, cầu danh lợi mà là một cách giấu mặt anh hùng. Sau khi đỗ đạt làm quan một thời gian ngắn, ông từ quan đi làm cách mạng.
- Tuy chủ trương cứu nước không thành nhưng nhiệt huyết cách mạng của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc thời gian đầu thế kỉ XX.
- Những tác phẩm nổi bật của Phan Châu Trinh: Đầu Pháp chính phủ thư, Tỉnh quốc hồn ca I, II, Tây Hồ thi tập, Giai nhân kì ngộ diễn ca, Thất điều trần, Đạo đức và luân lí Đông Tây,....
- Đặc điểm sáng tác của Phan Châu Trinh: Đối với Phan Châu Trinh văn chương chính là vũ khí để làm cách mạng:
+ Những áng văn chính luận của ông luôn đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép
+ Những bài thơ của ông luôn dạt dào cảm xúc về đồng bào, đất nước
⇒ Tất cả những điều đó đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.
II. Đôi nét về tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
1. Xuất xứ của tác phẩm:
- Tác phẩm "Về luân lí xã hội ở nước ta" là đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được tác giả diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn
2. Bố cục của bài gồm 3 phần:
- Phần 1: Khẳng định nước ta không ai biết luân lí xã hội
- Phần 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của nước ta so với phương Tây
- Phần 3: Chủ trương truyền bá xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam
3. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng cuả đất nước
4. Giá trị nghệ thuật
- Phong cách chính luận độc đáo: lúc thì từ tốn, mềm mỏng, lúc thì kiên quyết, đanh thép; lúc lại mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
III. Dàn ý phân tích Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
1. Khẳng định nước ta không ai biết về luân lí
- Phủ định tuyệt đối: Nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí
- Phan Châu Trinh còn phủ nhận sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người:
+ Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được...
+ Những người học ra làm quan thường nhắc câu: "Tề gia trị quốc, bình thiên hạ" nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề bình thiên hạ.
- Sự sống động trong tư duy, sự nhạy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả thể hiện ở phần đầu đã khẳng định uy lực lời nói, tạo ấn tượng mạnh mẽ.
⇒ Vào vấn đề trực tiếp, gây ấn tượng cho người nghe.
2. Sự thua kém về luân lí xã hội ở nước ta so với những nước phương Tây
- Hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên châu Âu, bên Pháp với bên ta về những điều:
+ Ý thức nghĩa vụ giữa người với người
• Ở Pháp khi quyền lợi riêng của một người, một hội bị đè nén thì người ta đấu tranh đòi cho bằng được sự công bằng.
• Ở ta: ai bị họa người đó tự chịu, người xung quang không ai quan tâm.
• Ở phương Tây người ta có đoàn thể, có công đoàn còn ở ta từ hồi cổ sơ ông cha mình cũng đã biết đoàn thể, công ích nhưng mấy trăm năm gần đây trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì không biết đoàn thể, công ích là gì nữa.
- Ở các đoạn sau tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là vì sự thối nát, phản động của đám quan trường. Cụ thể chúng:
+ Ham quyền tước, ham vinh hoa
+ Tham nhũng
+ Từ quan lớn đến quan bé, bọn nho học, bọn tây học tất cả đều là lũ ăn cướp có giấy phép.
- Điều đáng nói là dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phê bình, không ai khen chê, không ai khinh bỉ. Ai cũng an phận, cam chịu, không dám đấu tranh.
3. Chủ trương truyền bá xã hội chủ nghĩa cho người Việt
- Phải biết gây dựng đoàn thể để tự bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ nhau trong cuộc sống
- Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ nạn mua danh, bán tước
- Phải lật đổ chế độ phong kiến thối nát làm bại hoại luân lí xã hội
- Phải tìm cách nâng cao dân trí và nâng cao ý thức của người dân, hướng dân chúng tới mục tiêu giành độc lập, tự do cho dân tộc
- Phải gây dựng đoàn thể, tuyên truyền ý thức công dân, kêu gọi đoàn kết.
4. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, cảm xúc chân thành, nồng niệt của tác giả tạo nên một sức hấp dẫn mạnh mẽ.
- Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩa sắc xảo tiến bộ của tác giả
- Vận dựng linh hoạt yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von,... làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết thêm tăng sức thuyết phục.
Bài trước: Tổng quan tác phẩm: Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-Gô Bài tiếp: Tổng quan về tác phẩm: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ph.Ăng-ghen