Tổng quan tác phẩm: Vội vàng (Xuân Diệu)
I. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu
- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho. Sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Xuân Diệu tham gia Cách mạng rất hăng say, ông hoạt động chính trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
- Những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu:
+ 15 tập thơ, mở đầu là tập Thơ thơ
+ Một số tập văn xuôi: Phấn thông vàng
+ Một số tập tiểu luận, phê bình nghiên cứu văn học
- Phong cách nghệ thuật:
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
• Một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới: ông luôn khao khát, giao cảm với đời, yêu đời ham sống đến bồng bột.
• Quan niệm sống mới: sống mãnh liệt hết mình, thời gian một đi không trở lại⇒ hối thúc sống vội vàng
• Quan niệm thẩm mĩ mới: chỉ có con người giữa tuổi trẻ tình yêu là đẹp nhất (thời xưa thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp).
• Những cách tân nghệ thuật táo bạo: câu từ rất lạ và rất tây
+ Sau cách mạng tháng Tám phong các thơ ca của Xuân Diệu cũng có nhiều thay đổi
- Vị trí:
+ Xuân Diệu được mệnh danh là ông Hoàng thơ tình Việt Nam
+ Ông là nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo.
II. Đôi nét về tác phẩm Vội vàng - Xuân Diệu
1. Xuất xứ
- Bài thơ Vội vàng được rút ra trong tập Thơ Thơ
- Đây là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng.
2. Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): Lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): Biểu hiện của cách sống vội vàng
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ là lời giục giã mọi người hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy biết quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt.
4. Giá trị nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng điệu sôi nổi, say mê, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
III. Dàn ý phân tích Vội vàng (Xuân Diệu)
1. Tình yêu trần thế tha thiết
a. Ước muốn kì lạ của nhà thơ
"Tôi muốn tắt nắng đi/ Tôi muốn buộc gió lại. "
- Tắt nắng, buộc gió đó đều là những ước muốn viển vông, không thể thực hiện được ⇒ từ đó cho thấy tác giả muốn níu giữ thời gian, níu giữ những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống, muốn bất tử hóa hương sắc mùa xuân trần thế.
- Thể thơ ngũ ngôn cùng điệp từ "Tôi muốn" được sử dụng hiệu quả
b. Mùa xuân thiên đường trên mặt đất
- Câu thơ bất ngờ kéo dài mở rộng tám chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống, nhịp thơ nhanh hơn, đồn dập hơn, gợi niềm háo hức, mê say.
- Điệp từ "này đây" chỉ sự phong phú, giàu có, đầy đủ, gần gũi muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non tràn đầy xuân sắc, gắn với tình yêu tuổi trẻ: những thảm cỏ xanh non, lá non cành tơ phơ phất, hoa đua nhau khoe sắc dâng mật ngọt, ong bướm đắm say, ái ân tuần tự,....
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "Tháng riêng ngon như một cặp môi gần" - đầy sáng tạo mới mẻ và thú vị.
- Tất cả hài hòa cộng hưởng cùng vẽ nên mùa xuân – thiên đường trên mặt đất.
⇒ Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến mọi người: sự đẹp đẽ, tinh túy nhất không phải tìm đâu xa mà nó là cuộc sống xung quanh chúng ta, hãy yêu mến, gắn bó hết mình với cuộc sống.
- Hai câu cuối đoạn thơ 1 là niềm tiếc nuối mùa xuân ngay khi nó còn tồn tại:
"Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
2. Quan niệm thời gian, tuổi trẻ, tình yêu
a. Theo tác giả thời gian đẹp nhất của con người là giữa tình yêu và tuổi trẻ
- Thi nhân xưa luôn coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp
- Xuân Diệu thì lại lấy con người giữa tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp ở đời
b. Quan niệm sống mới
- Xuân Diệu đã nồng nhiệt khẳng định thiên đường ở ngay trên mặt đất trong cuộc sống này
- Vậy nên hãy sống cao độ, quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời này nhất là những khoảnh khắc của tuổi trẻ, tình yêu.
3. Lí do tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ
- Với Xuân Diệu mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại thế nên thi sĩ luôn tiếc nuối, lo âu
- Hàng loạt các câu thơ định nghĩa, điệp ngữ nghĩa là đã giúp thi nhân khẳng định chắc nịch mùa xuân, tuổi trẻ sẽ qua sẽ hết sẽ già, sẽ mất.
- Giữa cái mênh mông vô cùng, vô tận của vũ trụ, thời gian, sự hiện diện của con người, tuổi trẻ là quá ngắn ngủi mong manh.
- Lời thơ chứa đựng nỗi ngậm ngùi mới mẻ mà thấm thía.
- Và Xuân Diệu đã cảm nhận rõ mồn một sự phôi pha phai tàn đang âm thầm diễn ra: thời gian rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, từ cơn gió xinh đến ngọn lá biếc đến bày chim non đều ngậm ngùi vì sự tàn úa, phôi phai.
4. Lời đề nghị và biểu hiện của cách sống vội vàng
- Xuân Diệu giục giã hối thúc mọi người hãy sống, chạy đua với thời gian, sống vội vàng: Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
- Câu thơ 3 chữ "Tôi muốn ôm" rất đặc biệt - gợi hình ảnh cái tôi ham hố đang ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn, bao la rộng lớn ngoài kia
- Thi nhân muốn tận hưởng tất cả những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: đó là mây đưa và gió lượn, là cánh bướm với tình yêu, là non nước và cây và cỏ rạng
⇒ Với Xuân Diệu nàng xuân phải thanh tân và quyến rũ
- Đâu chỉ có thế thi sĩ còn muốn tận hưởng thiên nhiên như tận hưởng ái tình và phải đạt đến độ ngây ngất no nê nhất:
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Và thậm chí, nhà thơ còn tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất ấy: "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
5. Nghệ thuật
- Giọng thơ yêu đời, vồ vập thấm vào từng câu, từng chữ
- Câu ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ nhanh mạnh, hối hả.
- Hàng lạt các điệp từ, điệp ngữ tuôn trào hối hả, dồn dập.
- Tất cả tạo nên một hơi thở sôi nổi, mãnh liệt chưa từng thấy
Bài trước: Tổng quan tác phẩm: Hầu trời (Tản Đà) Bài tiếp: Tổng quan về tác phẩm: Tràng Giang - Huy Cận