Tổng quan tác phẩm: Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
* Tiểu sử:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát
* Sự nghiệp sáng tác của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu
- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:
+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ- Hà Mậu.
+ Giai đoạn sau: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,...
* Nội dung thơ văn của ông: Thể hiện lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân
* Phong cách nghệ thuật: mang đậm sắc thái Nam Bộ
II. Đôi nét về tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện Lục Vân Tiên, được sáng tác trong những năm đầu của thế kỉ 19, khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù về dạy học và chữa bệnh cho dân ở quê nhà.
2. Bố cục của đoạn trích gồm 3 phần:
- Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên
- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét
- Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương
3. Tóm tắt tác phẩm
Truyện Lục Vân Tiên kể về một chàng trai văn võ song toàn, trên đường đi thi đã đánh đuổi bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga - một tiểu thư con quan. Nguyệt Nga tự nguyện xin gắn bó cùng chàng để đền đáp ơn nghĩa. Trước khi đi thi, được tin mẹ qua đời Vân Tiên phải bỏ thi về quê chịu tang mẹ. Chàng khóc thương mẹ đến mù cả mắt. Trịnh Hâm vốn là một người bạn của Vân Tiên nhưng vì ghen với tài năng của Vân Tiên nên đã lừa đẩy chàng xuống sông. May mắn thay, Vân Tiên được vợ chồng Ngư ông cứu sống. Về đến quê chàng bị cha con Võ Thể Loan (vợ chưa cưới) trở mặt bội ước, đem bỏ chàng trong hang núi nhưng chàng được Thần, Phật giúp đỡ. Sau đó mắt chàng sáng ra, thi đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên. Bị Thái sư bắt cống cho giặc, nàng nhảy sông tự vẫn nhưng may mắn được cứu sống. Cuối cùng Vân Tiên thắng trận trở về gặp Nguyệt Nga cả hai nên duyên vợ chồng
- Đoạn trích "Lẽ ghét thương" kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Văn Tiên cùng bạn là Vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực gian lận. Ông Quán nhìn ra lẽ đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.
4. Giá trị nội dung
- Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất rõ ràng, phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả
5. Giá trị nghệ thuật
- Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc
III. Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)
1. Lẽ ghét qua lời ông Quán
- Ông Quán đã trực tiếp, thẳng thắn bày tỏ thái độ: Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm những kẻ mà ông cho là việc tầm phào (việc xấu xa, xằng bậy, tàn ác, hại người,... )
- Đối tượng bị ghét: là các hôn quân bạo chúa (Kiệt, Trụ), các triều đại hỗn loạn gây đau thương, tang tóc cho dân chúng (U, Lệ, Ngũ bá, Thúc quý,... )
- Nguyên nhân:
+ Ông Quán ghét tất cả những gì đi ngược lại quyền lợi của dân chúng
+ Lẽ ghét ấy xuất phát từ lẽ thương: thương nước, thương dân sâu sắc
2. Lẽ thương của ông Quán
- Đối tượng thương được nhắc đến ở đây là các bậc thánh hiền, những người tài giỏi nhân đức, những bậc quân tử chí lớn mà lận đận, công không thành danh không toại, những người có khí phách cương trực không chịu vào luồn ra cúi để có được danh lợi,...
- Ta thấy ở đây giữa các nhân vật và tác giả đã gặp gỡ nhau ở khí phách cương trực, tấm lòng yêu nước thương dân
3. Nghệ thuật
- Tác giả đã vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ đặc biệt là phép điệp từ thương, ghét
- Thơ triết lí mà vẫn đậm trữ tình, hùng biện mà thấm thía, lời lẽ mộc mạc mà gợi cảm
Bài trước: Tổng quan tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát