Tổng quan tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
I. Đôi nét về tác giả Cao Bá Quát
- Cao Bá Quát (1809-1855)
- Thời đại Cao Bá Quát sống có hai điểm nổi bật:
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục nổ ra làm rung chuyển chiếc ngai vàng của giai cấp phong kiến.
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng và suy thoái.
⇒ Chính điều đó đã làm cho những kẻ sĩ như ông vừa thấy nhục nhã, vừa thấy vô cùng bế tắc.
- Cao Bá Quát không chỉ là người văn hay chữ tốt, tài cao chí lớn mà ông còn có tư tưởng hết sức tự do phóng túng, tính cách ngang tàng, khí phách hiên ngang.
- Về tác phẩm: Cao Bá Quát sáng tác khỏang 1400 bài thơ, hơn 200 bài văn xuôi và một số bài phú, hát nói.
- Đặc điểm trong phong cách sáng tác của ông:
+ Thơ ông phong phú về nội dung, cảm hứng thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương xứ sở. Đặc biệt bộc lộ thái độ bất hòa sâu sắc, phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ đương thời.
+ Thơ Cao Bá Quát mới mẻ, phóng khoáng, tự nhiên rất được người đời ngưỡng mộ
II. Đôi nét về tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" có thể được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như ở Quảng Bình, Quảng Trị.
2. Bố cục của bài gồm 3 phần:
- Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh người đi trên bãi cát
- Phần 2 (6 câu tiếp): Tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát
- Phần 3 (còn lại): Khúc hát đường cùng
3. Giá rị nội dung
- Bài thơ thể hiện sự chán ghét của một người trí thức với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát, mong mỏi được thay đổi cuộc sống.
4. Giá trị nghệ thuật
- Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi trắc trở và vô cùng gập ghềnh.
III. Dàn ý phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát
1. Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng người đi trên cát
- Hình ảnh tả thực: Nói đến những bãi cát dài mênh mông, trắng xóa dọc bờ biển các tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Đây là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhưng cũng rất dữ dội và khắc nghiệt ta từng bắt gặp trên đường vào Huế.
- Hình ảnh người đi trên cát vô cùng khó khăn, nhọc nhằn mà chính Cao Bá Quát cũng là người đang đi trên đó⇒ hình ảnh thơ tượng trưng cho những khó khăn trên con đường công danh sự nghiệp mà người nho sĩ phải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp cho bản thân, cho gia đình và dòng họ.
- Phải chăng đó còn là con đường bế tắc của cái xã hội và con người thời đại này?
- Hình ảnh bãi cát đầy mới mẻ và sáng tạo
2. Tầm nhìn và nhân cách của tác giả
- Dẫn ra điển tích ông tiên có phép ngủ, Cao Bá Quát tự giận mình vì không có khả năng như người xưa phải tự trèo non, lội suối vì con đường công danh đã chọn
- Vì danh lợi mà con người ta phải vất vả, vượt qua bao khó khăn, thử thách. Đó là quy luật từ xưa đến nay. Trong chế độ phong kiến đây là con đường duy nhất để kẻ sĩ thể hiện và khẳng định bản thân.
- Hình ảnh hơi rượu so sánh với danh lợi cám dỗ làm say lòng người kiến họ mù quáng
- Dù tỉnh táo nhận ra điều đó nhưng cay đắng thay bản thân tác giả cũng không thoát được cám dỗ ấy: "Anh còn đứng làm chi trên bãi cát? "
⇒ Mâu thuẫn giữa lí tưởng, khát vọng với quy luật
- Hình ảnh đường cùng mang ý nghĩa biểu tượng cho sự bế tắc tuyệt vọng của người đi đường trước khi đưa ra quyết định của mình.
3. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do không bị gò bó khuôn mẫu
- Cách xưng hô linh hoạt, câu hỏi cảm thán khiến lời thơ mang âm hưởng bi tráng rất đặc biệt bộc lộ niềm day dứt của người trí thức thức tỉnh
- Xây dựng những hình ảnh biểu tượng đặc sắc: hình ảnh bãi cát, người đi trên cát
Bài trước: Tổng quan: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ Bài tiếp: Tổng quan tác phẩm: Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu