Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
Bài 1 trang 156 Lịch Sử 11: Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất
Hướng dẫn giải:
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân, nhiều tầng lớp tham gia. Dưới sự lãnh đạo của sĩ phu, trí thức
- Quy mô: diễn ra trên cả nước nhưng nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, chưa chuẩn bị kĩ lưỡng
- Mục tiêu: Đánh đuổi giặc pháp, lật đổ phong kiến
- Hình thức: Giai đoạn đầu đến cuối thế kỉ XIX đấu tranh theo hướng vũ trang như các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy
Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến 1918: bạo động, cải cách, cách mạng vô sản
Bài 2 trang 156 Lịch Sử 11: Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu của phong trào Cần Vương
Hướng dẫn giải:
Thời gian | Sự kiến |
13/7/1885 | Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua ra chiếu Cần Vương |
1883-1892 | Khởi nghĩa Bãi Sậy |
1884-1913 | Khởi nghĩa Yên Thế |
1885-1886 | Khởi nghĩa Hương Khê |
1886-1887 | Khởi nghĩa Ba Đình |
Bài 3 trang 156 Lịch Sử 11: Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh
Hướng dẫn giải:
Sưu tầm Internet
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh.
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định.
Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước
Bài trước: Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)