Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) > Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 23 trang 141: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động

Hướng dẫn giải:

Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động:

- Tháng 5/1904, Phan Bội Châu thành lập Hội Duy Tân chủ trương đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập. Hội đưa các thanh niên sang học tập tại Nhật Bản

- 8/1908, ông sang Trung Quốc để học tập cách cách mạng

- 6/1912, ông lập ra Việt Nam Quang phục hội, hội cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 23 trang 143: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách.

Hướng dẫn giải:

Những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách:

- Năm 1906, Phan Châu Trinh mở ra cuộc vận động Duy tân. Hội chú trọng đến chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh

+ Tại Quảng Nam thành lập hiệp thương công ti

+ Tại Hà Nội, thành lập Công ti Đông Thành Xương

+ Tại Nghệ An có Triêu Dương thương quán

- Phan Châu Trinh thành lập “nông hội” chuyển sang trồng quế, hồ tiêu, mở lò rèn, xưởng mộc

- Trường học thành lập ở nhiều nơi, dạy chữ Quốc ngữ

- Phan Châu Trinh kêu gọi cắt tóc ngắn, mặc quần áo “Âu hóa”, lên án hủ tục phong kiến

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 23 trang 145:

- Vì sao nói Đông Kinh nghĩa thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh của binh sĩ người Việt và nông dân có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải:

Nói phong trào Đông Kinh nghĩa thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX vì:

+ Đông Kinh nghĩa thục góp phần truyền bá văn hóa mới, tư tưởng mới đến với nhân dân

+ Trong bối cảnh thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân thì Đông Kinh nghĩa thục góp phần nâng cao dân trí, cổ động tinh thần yêu nước

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân, dù chịu sự đè nén của thực dân những vẫn luôn nung nấu ý định nổi dậy

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân

+ Thể hiện sức mạnh to lớn của giai cấp vô sản, tạo tiền đề để thực hiện cách mạng vô sản sau này

Bài 1 trang 145 Lịch Sử 11: Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?

Hướng dẫn giải:

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp mang lại nhiều thay đổi về kinh tế và xã hội, nhiều giai cấp mới ra đời

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản tác động đến tầng lớp tri thức, sĩ phu yêu nước

- Phong trào Cần Vương nổ ra và được sự hưởng ứng của toàn dân

Bài 2 trang 145 Lịch Sử 11: Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp)

Hướng dẫn giải:

Sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp) đó là:

- Giống nhau:

+ Mục đích là đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc

+ Xuất phát từ lòng yêu nước, chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

+ Chủ trương học tập nước ngoài để làm cách mạng

- Khác nhau:

+ Chủ trương

Bạo động: Vận động quần chúng, tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam

Cải cách: Cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, lật đổ phong kiến

+ Phương pháp

Bạo động: sử dụng vũ trang

Cải cách: cải cách “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”