Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) > Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884-Nhà Nguyễn đầu hàng

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 116: Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?

Hướng dẫn giải:

Tình hình nước ta sau năm 1867 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Chính trị:

+ Nhà Nguyễn tiếp tục “bế quan tỏa cảng”

+ Triều đình không có thái độ muốn giành lại các tỉnh Nam Kì

- Kinh tế:

+ Kinh tế kiệt quệ vì phải trả chiến phí cho Pháp

+ Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt

- Nhân dân đứng dậy đấu tranh ở nhiều nơi

- Thổ phỉ, hải phỉ ngang nhiên hoành hành

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 117: Hãy thuật lại vụ “Đuy-puy” và nêu kết cục của nó

Hướng dẫn giải:

Vụ “Đuy-puy”:

- Năm 1872, Đuy-puy ỷ thế nhà Thanh làm loạn ở Hà Nội, ngang nhiên cướp bóc, bắt người

- Mượn cớ ra Bắc giải quyết vụ “Đuy-puy” Pháp cử Đại úy Gác-ni-ê ra Bắc

- 5/11/1873, Tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội, quân Pháp giở trò khiêu khích

- 16/11/1873, hắn mở cửa sông Hồng, yêu cầu Nguyễn Tri Phương đầu hàng

- 20/11/1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội và sau đó chiếm các tỉnh thành khác

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 119:

- Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có đặc điểm gì đáng chú ý

- Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Những điểm đáng chú ý trong cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất:

+ Lực lượng: quân triều đình, nhân dân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và một số quan triều đình

+ Quy mô: rộng khắp, những còn nhỏ lẻ

+ Về sau phong trào đấu tranh còn chống lại sự nhượng bộ của triều đình

- Chiến thắng cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

- Giết được tên chỉ huy Gác-ni-ê, khiến quân Pháp run sợ và thay đổi chính sách sang thương lượng

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 120: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để kéo quân ra Bắc

- 3/4/1882, quân Pháp do Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội

- 25/4, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu yêu cầu quân ta đầu hàng

- Chưa hết thời hạn, Pháp chiếm thành, cướp vàng bạc châu báu, phá hủy thành

- Chúng dựng lên chính quyền tay sai tạm thời cai quản Hà Nội

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 121: Trận Cầu Giấy thứ hai (19-5-1883) diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Diễn biến trận Cầu Giấy thứ hai (19-5-1883) như sau:

- Quân ta thiết chặt vòng vây ở xung quanh Hà Nội buộc Pháp đưa quân về cứu

- 19/5/1883, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội

- Đến Cầu Giấy, bị quân ta mai phục đánh bất ngờ

- Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt trong đó có Ri-vi-e

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 122: Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?

Hướng dẫn giải:

Đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An là vì:

- Thất bại trận Cầu Giấy khiến thực dân Pháp củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

- Vua Tự Đức qua đời, triều đình vô cùng rối ren tạo cơ hội cho Pháp

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 20 trang 123: Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883.

Hướng dẫn giải:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883:

- Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp

- Thuộc địa của Pháp là Nam Kì mở rộng đến Bình Thuận.

- Bắc Kì và Thanh-Nghệ-Tĩnh là đất bảo hộ

- Trung Kì cho triều đình quản lí, đại diện của Pháp điều khiển mọi việc

- Pháp nắm giữ việc ngoại giao của nước ta

Bài 1 trang 123 Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung bài học, lập bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Hướng dẫn giải:

Giai đoạn Diễn biến chính Tên nhân vật tiêu biểu
1858-1862 -Pháp tấn công vào Đà Nẵng
-Quân và dân kiên cường chống trả
-Triều đình kí với Pháp hiệp ước
Nhâm Tuất nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Trương Định, Võ Duy Phương
1863-1873 -Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
-Nhân dân tiếp tục kiên cường chống trả
Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm
1873-1884 -Pháp hai lần kéo quân ra tấn công Bắc Kì
- Hiệp ước năm 1883 và 1884 kí kết, triều đình Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp
Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc

Bài 2 trang 123 Lịch Sử 11: Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại đó là:

- Triều đình nhu nhược không có ý chí chiến đấu mà liên tục nhượng bộ

- Các cuộc kháng chiến nổ ra nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết và đường lối đúng đắn

- Lực lượng nhỏ, vũ khí thô sơ, nội bộ bị mua chuộc