Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 5 trang 28: Hãy trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân Châu Phi
Hướng dẫn giải:
Những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân Châu Phi:
- Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đê ở An-giê-ri, từ 1830-1847, lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia
- Cuộc cải cách ở Ai Cập năm 1879 do Át-mét A-ra-bi lãnh đạo, đề ra những cải cách mang tính tư sản,
- Ở Xu-đăng, năm 1882, phong trào đấu tranh của nhà truyền giáo Mu-ha-mét Át-mét chống lại thực dân Anh.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a, đánh bại thực dân I-ta-li-a năm 1896
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 5 trang 30: Dựa vào lược đồ (hình 13), hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ Latinh đầu thế kỉ XIX
Hướng dẫn giải:
Qua 2 thập niên đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh hầu như giành độc lập; Ác-hen-ti-na (1816); Bra-xin (1822), Pê-ru (1821), Cô-lôm-bi-a (1819)... Chỉ còn một vài vùng như Guy-a-na, Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô.. vẫn là thuộc địa.
Bài 1 trang 30 Lịch Sử 11: Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
Hướng dẫn giải:
Những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX:
- Châu Phi là lục địa lớn giàu tài nguyên. Phần lớn nhân dân biết dùng đồ sắt. Nghề dệt, gốm, chăn nuôi, trồng trọt phát triển.
- Những năm 70,80 của thế kỉ XIX, hoàn thành kênh đào Xuy-ê
- Đến đầu thế kỉ XX, hầu như các nước ở Châu Phi đã trở thành thuộc địa của đế quốc
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi diễn ra rất sôi nổi, tuy nhiên vẫn thất bại vì lực lượng chênh lệch
Bài 2 trang 30 Lịch Sử 11: Lập niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ Latinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: Thời gian, tên nước, năm giành độc lập
Hướng dẫn giải:
Thời gian | Tên nước | Năm giành độc lập |
Thế kỉ XIX | Hai-i-ti | 1804 |
Goa-tê-ma-la, Hon-đu-rát, Ni-ca-ra-goa, cô-xta-ri-ca, Pa-na-ma, Pê-ru | 1821 | |
Pa-ra-goay, Vê-nê-nu-ê-la | 1811 | |
Ác-hen-ti-na | 1816 | |
Chi-lê | 1818 | |
Bô-li-vi-a | 1825 | |
Bra-xin | 1822 |
Bài 3 trang 30 Lịch Sử 11: Chính sách bành trướng của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Những biểu hiện của chính sách bành trướng của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh:
- Năm 1823, Mỹ đưa ra học thuyết Mơn-rô: "Châu Mĩ là của người Châu Mĩ"
- Năm 1889, Mỹ thành lập tổ chức Liên Mĩ
- Mĩ áp dụng chính sách ‘Cái gậy lớn’ và 'ngoại giao đồng đô la' để chiếm một số nước
- Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế, biến Mĩ Latinh trở thành sân sau.
Bài trước: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)