Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) > Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 107: Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

Hướng dẫn giải:

Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:

- Chính trị:

+ Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền,

+ Chế độ phong kiến đang khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút

+ Đất đai bị địa chủ, cường hào chiếm

+ Dân lưu tán, mất mùa đói kém triền miên

+ Công thương nghiệp đình đốn

- Đối ngoại:

+ Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”

+ Quân sự lạc hậu

+ Cấm giáo sĩ phương Tây truyền đạo

⇒ Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 108: Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?

Hướng dẫn giải:

Những hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam đó là:

+ Một số giáo sĩ đến Việt Nam truyền đạo kết hợp với dò xét tình hình

+ Hiệp ước Vécxai được kí, Pháp đem quân sang giúp Nguyễn Ánh

+ Năm 1857, Na-pô-lê-ôn III lập ra Hội đồng Nam Kì

+ Hải quân Pháp ở Thái Bình Dương được tăng viện

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 109:

- Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

- Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

Hướng dẫn giải:

- Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì:

+ Đà Nẵng có các cảng nước sâu, hải quân của pháp dễ áp sát đất liền

+ Có vị trí gần với Huế, Pháp muốn làm bàn đạp để tấn công vào Huế

- Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858: Nhân dân đã kiên cường chống trả quyết liệt với sự đồng lòng tham gia của nhân dân cả nước thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 110: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?

Hướng dẫn giải:

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định đó là:

- Cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình

- Pháp muốn làm chủ lưu vực sông Mê Công

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 111:

- Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào?

- Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất?

Hướng dẫn giải:

- Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh:

+ Thực dân Pháp tăng cường tấn công vào nước ta và chiếm được một số tỉnh

+ Phong trào kháng chiến của nhân dân nổ ra mạnh mẽ khiến quân giặc gặp khó khăn

- Nội dung:

+ Triều đình nhượng cho Pháp 3 tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa

+ Bồi thường 20 triệu quan cho Pháp

+ Mở cửa 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha buôn bán

+ Trả lại thành Vĩnh Long khi triều đình đán áp các phong trào chống pháp ở 3 tỉnh miền Đông

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 113: Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862

Hướng dẫn giải:

Trương Định có lòng yêu nước nồng nàn, quyết chống giặc ngoại xâm khi dẫn quân vào Nam đánh Pháp. Ngoài ra ông còn biết vận động sự ủng hộ của nhân dân để khởi nghĩa. Hành động của ông thể hiện sự dũng cảm, ý chí căm hờn quân thù và không chịu đầu hàng

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 114: Ba tỉnh miền Tây Nam kì rơi vào tay Pháp như thế nào

Hướng dẫn giải:

- Thực dân Pháp vu cáo cho triều đình vi phạm hiệp ước Nhâm Tuất bắt triều đình giao nộp ba tỉnh miền Tây

- Pháp kéo quân đến Vĩnh Long ép Phan Thanh Giản bỏ thành

- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiến được ba tỉnh miền Tây Nam Kì

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 19 trang 115: Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì năm 1867

Hướng dẫn giải:

Những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì năm 1867:

- Cuộc kháng chiến chống Pháp có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, lãnh đạo là những văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Các cuộc đấu tranh còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết và đường lối đúng đắn.

- Lực lượng mỏng, vũ khí còn thô sơ.

Bài 1 trang 115 Lịch Sử 11: Quan sát lược đồ (hình 52), xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này.

Hướng dẫn giải:

- Đại bàn hoạt động là các vùng Trí Hòa, Tân Hòa, Tân Phước, Tân An

- Diễn biến:

+ Năm 1862, nghĩa quân tấn công Tân An, đồn Rạch Gầm, Chợ Lớn

+ 28/2/1863, Pháp mở cuộc tấn công vào căn cư Tân Hòa, nghĩa quân anh dũng chiến đấu rồi rút về Tân Phước

+ 20/8/1864, Pháp tìm được noi ở của Trương Định, bất ngờ tập kích Tân Phước

+ Trương Định tự sát, khởi nghĩa kết thúc

Bài 2 trang 115 Lịch Sử 11: Thông qua bài học này, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Nguyễn

Hướng dẫn giải:

Tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Nguyễn:

- Ban đầu triều đình kiên quyết đấu tranh chống Pháp xâm lược

- Sau đó, nhận thấy sức mạnh của thực dân Pháp, triều đình Nguyễn nhu nhược dẫn đến dần dần nhân nhượng các tỉnh cho Pháp

- Trái ngược với tinh thần chiến đấu cao của nhân dân, triều đình rệu rã, sợ quân Pháp không có ý chí kiên quyết đấu tranh