Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) > Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 trang 125: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Hướng dẫn giải:

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh:

- Pháp tiến hành thiết lập quyền bảo hộ và xây dựng bộ máy chính quyền.

- Nhân dân ta phản đối mạnh mẽ, liên tục nổi dậy ở khắp nơi

- Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến trong triều đình đã ra lệnh tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ

- Cuộc tấn công thất bại, quân Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy trốn và lấy danh nghĩa vua ra chiếu Cần Vương

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 trang 128: Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn

Hướng dẫn giải:

- Từ 1885-1888:

+ Người chỉ huy là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

+ Căn cứ chỉ huy đặt ở Quảng Bình và Hà Tĩnh

+ Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên khắp cả nước

+ Năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và bị đày sang An-giê-ri

- Từ 1888-1896:

+ Sự chỉ đạo của triều đình không còn những phong trào vẫn tiếp tục phát triển

+ Phong trào ở đồng bằng bị thu hẹp, chuyển lên hoạt động ở trung du và vùng núi

+ Tiêu biểu là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê

+ Đầu năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 trang 129: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy

Hướng dẫn giải:

Diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy:

- Khởi nghĩa nổ ra năm 1883, xây dựng căn cứ ở Văn Giang Hưng yên

- Nghĩa quân hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy

- Nghĩa quân chia thành những đội nhỏ khoảng 20 người, tự trang bị vũ khí và trà trộn vào nhân dân

- Từ 1885-1887, nghĩa quân nhiều lần đẩy lùi các cuộc tấn công của địch

- Từ 1888, giai đoạn chiến đấu ác liệt, thực dân Pháp tiến hành bao vây cô lập Bãi Sậy

- Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm nhưng do chênh lệch về nhiều mặt nên nghĩa quân dần thất bại

- Căn cứ ở Hai Sống cũng bị đánh bại

- Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc, Đốc Tít bị đầy sang An-giê-ri

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 trang 131:

- Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình

- Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình

Hướng dẫn giải:

- Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình:

+ Căn cứ được bao quanh bởi sông đào

+ Lớp phòng thủ tiếp theo là lũy tre dày đặc

+ Tiếp đó là lớp thành đất cao 3m, chân thành rộng 8-10m

+ Hệ thống giao thông là hào nước

+ Những điểm yếu bố trí các công sự

- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Đình:

+ Lực lượng của khởi nghĩa là đông đảo nhân dân địa phương

+ Hoạt động chủ yếu là tập kích các đoàn xe vận tải của địch

+ 12/1886, Pháp tấn công căn cứ những thất bại

+ 6/1/1887, Pháp huy động lực lượng mạnh hơn bao vây căn cứ

+ Cuộc chiến diễn ra ác liệt, hai bên đều bị tổn thất

+ Thực dân Pháp đốt cháy các lũy tre, tấn công bằng đại bác

+ Lực lượng khởi nghĩa bị tiêu hao rất nhiều, đến 20/1/1887, họ rút về Mã Cao

+ Thực dân Pháp chiếm được căn cứ, khởi nghĩa thất bại

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 trang 133:

- Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê.

- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Hướng dẫn giải:

- Tóm lược các giai đoạn phát triển

+ Từ 1885 đến 1888: Giai đoạn chuẩn bị lực lượng xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí

+ Từ năm 1888 đến 1896 khởi nghĩa bước vào giai đoạn chiến đấu ác liệt

- Bởi vì

+ Khởi nghĩa có quy mô lớn kéo dài, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về lực lượng, căn cứ và vũ khí

+ Cách thức chiến đấu đa dạng, có quy củ

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 trang 135: Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến 1913

Hướng dẫn giải:

* Các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 - 1913:

- Giai đoạn từ 1884 đến 1892

+ Hàng chục toán quân hoạt động chống Pháp riêng lẻ

+ Trước những đợt tấn công của Pháp, nghĩa quân rút về Yên Thế xây dựng căn cứ

+ Tháng 3/1892, Pháp tấn công căn cứ, Đề Nắm bị sát hại

- Giai đoạn 1893 đến 1897

+ Đề Thám trở thành thủ lĩnh

+ Lúc đầu, Đề Thám chủ trương hòa hoãn với Pháp để có thời gian xây dựng lực lượng

+ Pháp bội ước, tiến hành tấn công căn cứ

+ Đề Thám buộc phải hòa hoãn lần hai, tuân thủ những yêu cầu ngặt nghèo của Pháp nhưng vẫn âm thầm xây dựng lực lượng

- Giai đoạn từ 1898 đến 1908

Đề Thám âm thầm chuẩn bị lực lượng, huấn luyện quân đội, chiêu mộ nghĩa sĩ yêu nước ở khắp nơi

- Giai đoạn từ 1909 đến 1913

+ Sau vụ đầu độc lính Pháp, thực dân Pháp mở cuộc tấn công căn cứ

+ Do lực lượng chênh lệch nghĩa quân thất bại

+ Các thủ lĩnh hi sinh và đầu hàng, Đề Thám bị sát hại

⇒ Khởi nghĩa kết thúc

Bài 1 trang 136 Lịch Sử 11: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?

Hướng dẫn giải:

Sự khác nhau trong cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy với nghĩa quân Ba Đình

- Tổ chức:

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy: Có hai căn cứ chính, chia quân thánh những nhóm nhỏ để trà trộn vào nhân dân để hoạt động

+ Khởi nghĩa ba Đình: Tập trung trong căn cứ, xây dựng thành trì vững chắc

- Cách thức chiến đấu:

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy: Sử dụng chiến thuật đánh du kích, tấn công khi địch hành quân

+ Khởi nghĩa Ba Đình: Chặn đánh các đoạn xe vận tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân

Bài 2 trang 136 Lịch Sử 11: Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo mẫu sau:

Hướng dẫn giải:

Stt Tên khởi nghĩa, thời gian người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1 Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) Phạm Bành, Đinh Công Tráng -Xây dựng công sự kiên cố có cấu trúc độc đáo
-Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra tháng 1-1887
-Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của Pháp
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến
2 Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Nguyễn Thiện Thuật -Xây dựng căn cứ
-Chia quân thành nhóm nhỏ trà trộn vào nhân dân
-Đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp
-Nêu cao tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu của nhân dân
3 Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) Phan Đình Phùng -Từ 1885 đến 1888, nghĩa quân chuẩn bị lực lượng
-Từ 1888 đến 1896, Nghĩa quân chiến đấu ác liệt
-Là khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương
4 Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) Hoàng Hoa Thám -Chuẩn bị lực lượng xây dựng căn cứ
-Nhiều lần hòa hoãn với Pháp để âm mưu Khởi nghĩa
Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân

Bài 3 trang 136 Lịch Sử 11: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp

Hướng dẫn giải:

Những điểm khác:

+ Thành phần tham gia: Nông dân

+ Hình thức: Đấu tranh vũ trang nhưng có nhiều giai đoạn hòa hoãn

+ Thời gian: Dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa khác