Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Bài 1 trang 46 Lịch Sử 11: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
Hướng dẫn giải:
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa
Bài 2 trang 46 Lịch Sử 11: Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức, …)
Hướng dẫn giải:
Giống: Đều có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản
Khác:
Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Cách mạng tư sản Pháp | |
Mục đích | Lật đổ phong kiến | Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh | Lật đổ chế chộ quân chủ chuyên chế |
Thành phần tham gia | Quý tộc, tư sản, nông dân | Tư sản, chủ nô, nô lệ | Tư sản, nông dân |
Hình thức | Nội chiến | Giải phóng dân tộc | Nội chiến |
Kết quả | Thiết lập nền quân chủ | Thành lập Hoa Kì | Thiết lập nền dân chủ |
Bài 3 trang 46 Lịch Sử 11: Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Hướng dẫn giải:
Một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một tất yếu khách quan
- Trách nhiệm của giai cấp công nhân là lật đổ tư sản, xây dựng xã hội chủ nghĩa
- Muốn hoàn thành sứ mệnh, giai cấp công nhân cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Đảng đề ra cương lĩnh cách mạng đúng đắn, phù hợp với với quy luật phát triển
- Đảng Cộng sản cần tuyển chọn những đảng viên ưu tú, gương mẫu nhất, giác ngộ lí tưởng của Đảng
Bài 4 trang 46 Lịch Sử 11: Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hướng dẫn giải:
Thời gian | Diễn biến |
1914 | Chiến tranh bùng nổ trên toàn châu Âu |
3/8/1914 | -Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp, |
9/1914 | - Pháp phản công thắng lợi |
1915 | Đức và Áo-Hung tân công Nga nhưng không thành công |
1916 | Đức và Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự |
1917-1918 | Cách mạng tháng Mười Ngà thành công, Nga rút khỏi chiến tranh |
7/1918 | Mỹ tiến quân vào Châu Âu, phe Liên Minh phản công |
11/1918 | Cách mạng Đức thành công, Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc |
Bài 5 trang 46 Lịch Sử 11: Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.
Hướng dẫn giải:
Diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á:
- Nhật Bản: Năm 1868 Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, thực hiện hàng loạt cải cách giúp nước Nhật thoát khỏi việc bị xâm lược, sau đó trở thành nước đế quốc
- Ấn Độ: Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. Các khởi nghĩa lớn là Xi-pay (1857-1859). Thành lập Đảng Quốc Đại (1885-1908)
- Trung Quốc: Phong trào diễn ra mạnh. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc (1851-1864), vận động Duy Tân (1898), phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Cách mạng Tân Hợi (1911)
- In-đô-nê-xi-a: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra như Khởi nghĩa nông dân (1890), cùng với đó là phong trào công nhân cũng diễn ra mạnh
- Phi-lip-pin: Từ thế kỉ XVI, nhân dân Phi-lip-pin chiến đống chống lại thực dân Tây Ban Nha. Đến năm 1898, chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược
- Cam-pu-chia: Từ năm 1884, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp; Nhân dân đứng lên nổi dậy: Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892), Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863-1866), Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866-1867)
- Lào: Nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra: Khởi nghĩa nhân dân Lào (1901-1903), Khởi nghĩa của Ong Kẹo,
- Xiêm: năm 1868, vua Ra-ma V lên ngôi, thực hiện cải cách giúp Xiêm thoát khỏi việc bị biến thành thuộc địa
Bài trước: Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)