Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) > Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 4 trang 19: Dựa vào lược đồ (hình 9), trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á

Hướng dẫn giải:

- Từ thế kỉ XV, XVI, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến In-đô-nê-xi-a chiếm thị trường, đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm.

- Từ giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha thống trị Phi-Lip-pin, đến năm 1898, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin.

- 1885, Thực dân Anh thôn tính Miến Điện (Mi-an-ma)

- Đầu thế kỉ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh

- Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

- Xiêm là quốc gia duy nhất còn tự chủ

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 4 trang 20: Hãy nêu những nét lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Hướng dẫn giải:

- Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống lại 3000 quân Hà Lan vào tháng 10-1873

- Tiếp theo là các cuộc khởi nghĩa Tây Xu-ma-tơ-ra (1873-1909), Ba-tắc (1878-1907), Ca-li-man-ta (1884-1886)

- Phong trào nông dân và công nhân nổ ra mạnh mẽ, như: Khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo (1890); Hiệp hội công nhân xe lửa, hiệp hội công nhân xe lửa.

- 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ ra đời, đặt cơ sở cho thành lập Đảng Cộng sản (5/1920)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 4 trang 21:

- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin

- Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?

- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ với Phi-lip-pin như thế nào?

Hướng dẫn giải:

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin:

Thứ nhất là xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan. Năm 1892, Hô-xê Ri-dan thành lập “Liên minh Phi-líp-pin”, thu nạp nhiều trí thức yêu nước, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khởi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-lip-pin.

Thứ hai là xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Không tán thành đường lối cải cách ôn hòa, tháng 7-1892, Bô-ni-pha-xi-ô tách khỏi Liên minh Phi-líp-pin, thành lập “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”-viết tắ là KATIPUNAN.

Ngày 28-8-1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết! ”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Phong trào kháng chiến chống thực dân lan rộng toàn quần đảo. Tại nhiều vùng giải phóng, chính quyền nhân dân do KATIPUNAN lãnh đạo đã được thiết lập, tiến hành chia ruộng đất cho nông dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa. Sau đó, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, KATIPUNAN tan rã (1897).

Vào lúc này, đế quốc Mĩ đang tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương nên đã không bỏ lỡ cơ hội. Tháng 4-1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Phi-líp-pin. Tháng 6-1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin. Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Nghĩa quân Phi-líp-pin chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.

Cuộc khởi nghĩa năm 1896 ở Phi-lip-pin được coi là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-líp-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc.

- Cách mạng 1896:

+ 28/8/1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa lấy khẩu hiện “chiến thắng hay là chết”

+ Quần chúng hưởng ứng, phong trào lan rộng.

+ Thiết lập chính quyền, tiến hành chia ruộng cho nông dân

+ 1897, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, phong trào tan rã.

- Âm mưu của Mĩ: Tìm cách bành trướng sang Tây Thái Bình Dương

+ Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ đấu tranh chống thực dân,

+ Tháng 6/1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm tổng thống, sau khi thắng Tây Ban Nha, Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la biến Phi-lip-pin trở thành thuộc địa

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 4 trang 23:

- Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống Thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia

- Nhân dân 2 nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa và Pu-côm-bô?

Hướng dẫn giải:

- Khởi nghĩa chống thực dân ở Cam-pu-chia

+ Khởi nghĩa của Si-vô-tha từ năm 1861, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, tấn công ở U-đông và Phnôm Pênh. Đến tháng 10/1892, Si-vô-tha chết, khởi nghĩa dần tan rã

+ Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863-1866), ông lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công Pháp. Năm 1864, chiếm được tỉnh Cam-pốt, áp sát Phnôm Pênh

19/3/1866, A-choa Xoa bị Pháp bắt

+ Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866-1867), lập căn cứ ở Tây Ninh, gồm người Khơ-me, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh. Liên kết với Trương Quyền và Võ Duy Dương. Tấn công U-đông (1866). 3/12/1867, Pu-côm-bô hi sinh

- Hai cuộc khởi nghĩa lấy căn cứ ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam cũng tham gia chiến đấu và cung cấp lương thực, vũ khí.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 4 trang 24: Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX

Hướng dẫn giải:

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901-1903)

- Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven (1901-1937)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 4 trang 25: Trình bày các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V

- Những cải cách của Ra-ma có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của Xiêm

Hướng dẫn giải:

- Các biện pháp cải cách

+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động

+ Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân

+ Giảm thuế

+ Khuyến khích công thương nghiệp.

+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo

- Ý nghĩa

+ Xiêm cơ bản giữ được nền độc lập, mặc dù phải lệ thuộc vào các nước tư bản

Bài 1 trang 26 Lịch Sử 11: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn giải:

- Từ thế kỉ XV, XVI, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến In-đô-nê-xi-a chiếm thị trường, đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm

- Từ giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha thống trị Phi-Lip-pin, đến năm 1898, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin.

- Năm 1885, Thực dân Anh thôn tính Miến Điện (Mi-an-ma)

- Đầu thế kỉ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh

- Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

- Xiêm là quốc gia duy nhất còn tự chủ

Bài 2 trang 26 Lịch Sử 11: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn giải:

- Phong trào đấu tranh diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt, dưới sự tham gia của đông đảo quần chúng, nhiều tầng lớp. Nhiều hình thức đấu tranh, tuy nhiên đều thất bại.

Bài 3 trang 26 Lịch Sử 11: Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?

Hướng dẫn giải:

- Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng ở giữa hai thế lực Anh-Pháp, cắt nhượng một số vùng đất.

- Chủ động mở cửa với các nước tư bản.

- Trong nước, vua thực hiện các cải cách theo hướng mở cửa về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự... có hiệu quả.