Bài 3: Trung Quốc - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 3: Trung Quốc
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 3 trang 13: Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng
Hướng dẫn giải:
Đức chiếm vùng Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 3 trang 14: Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Hướng dẫn giải:
- Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc
+ Nổ ra ở Kim Điền, sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác
+ Xây dựng chính quyền trung ương ở Thiên Kinh, thi hành nhiều chính sách tiến bộ
+ 19-7-1864 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
- Cuộc vận động Duy Tân (1898)
+ Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo
+ Lực lượng chủ yếu là quan lại, sỹ phu mà không dựa vào nhân dân
+ 21-9-1898, Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, bắt vua Quang Tự, cuộc vận động thất bại
- Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
+ Bùng nổ ở Sơn Đông, lan ra Trực Lệ, Sơn Tây.
+ Tấn công đại sứ quán các nước ở Bắc Kinh
+ Liên quân 8 nước kéo quân vào Bắc Kinh đàn áp, phong trào thất bại
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 3 trang 17: Dựa trên lược đồ (hình 8) trình bày diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi
Hướng dẫn giải:
- 10/10/1911, Cách mạng bùng nổ ở Vũ Xương, nhanh chóng lan ra các tỉnh miền Nam và Trung
- 29/12/1911 tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn lên làm tổng thống
- 2/1912, Tôn Trung Sơn bị buộc phải từ chức, Cách mạng chấm dứt.
Bài 1 trang 17 Lịch Sử 11: Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Hướng dẫn giải:
- Kết quả:
+ Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Đây là cuộc cách mạng không triệt để vì chưa chấm hoàn toàn phong kiến
Bài 2 trang 17 Lịch Sử 11: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Hướng dẫn giải:
- Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, lôi kéo được nhiều tầng lớp tham gia
- Tuy thất bại nhưng đều thể hiện tinh thần yêu nước và mong muốn giải phóng dân tộc
Bài trước: Bài 2: Ấn Độ - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)