Bài 2: Ấn Độ - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 2: Ấn Độ
Câu hỏi: Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Hướng dẫn giải:
* Những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
- Kinh tế:
+ Thực dân Anh mở rộng khai thác, ra sức vơ vét, bóc lột nhân công
+ Ấn Độ phải cung cấp lương thực, nguyên liệu cho chính quốc
- Chính trị-xã hội:
+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị, Nữ hoàng anh trở thành nữ hoàng Ấn Độ
+ Thực hiện chia để trị, mua chuộc người có thế lực, khơi sâu cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp xã hội
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 2 trang 10: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Xipay
Hướng dẫn giải:
* Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Xipay
- Nguyên nhân:
+ Mâu thuẫn của nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh
+ Binh lính Ấn Độ không chịu được cảnh bị đối xử tàn tệ
- Diễn biến:
+ 10/5/1857, binh lính Xipay nổi dậy, vây bắt chỉ huy Anh
+ Nông dân hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng ra, tiến về Đê-li và giải phóng một số thành phố lớn
+ Năm 1859, khởi nghĩa bị đàn áp.
- Ý nghĩa:
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh chống thực dân của nhân dân Ấn Độ, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 2 trang 12: Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại
Hướng dẫn giải:
- Sự ra đời của Đảng Quốc đại:
+ Giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và trí thức Ấn Độ dần lớn mạnh, tuy nhiên lại bị thực dân Anh kìm hãm nên không được tham gia chính quyền.
+ Năm 1885, Đảng Quốc đại ra đời.
- Phân hóa:
+ 20 năm đầu Đảng sử dụng phương pháp ôn hòa để đấu tranh chính trị.
+ Bất mãn với thái độ thỏa hiệp của lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của thực dân Anh, nội bộ Đảng chia thành hai phái: cực đoan và ôn hòa
Bài 1 trang 12 Lịch Sử 11: Đảng quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
Hướng dẫn giải:
- Đây là chính Đảng đầu tiên, đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị
- Đề ra những yêu cầu với thực dân Anh, tiến hành cải cách giáo dục và xã hội
- Đảng đóng vai trò lãnh đạo các cuộc đấu tranh, đề ra đường lối, kêu gọi người dân, cổ vũ lòng yêu nước.
Bài 2 trang 12 Lịch Sử 11: Nêu tính chất, ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905-1908 của nhân dân Ấn Độ
Hướng dẫn giải:
Tính chất cao trào đấu tranh 1905-1908 của nhân dân Ấn Độ: Cuộc đấu tranh có tính dân tộc sâu sắc.
Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, đánh giấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc.
Bài trước: Bài 1: Nhật Bản - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 3: Trung Quốc - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)