Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 16 trang 84: Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội?
Hướng dẫn giải:
Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Kinh tế: Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản
- Chính trị: Đều bị chính quyền thực dân khống chế, chịu ảnh hưởng của các nước tư bản
- Xã hội: Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Cả giai cấp tư sản và công nhân đều lớn mạnh dần
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 16 trang 85: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuốc chiến tranh thế giới (1918-1939) là gì?
Hướng dẫn giải:
- Giai cấp tư sản đấu tranh đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị và được học tiếng mẹ đẻ
- Một số chính Đảng tư sản và Đảng Cộng sản ở các nước được thành lập
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 16 trang 86:
Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX
Hướng dẫn giải:
Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX:
- Năm 1920, Đảng Cộng sản thành lập và nhanh chóng trưởng thành
- Đảng Cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra năm 1926-1927
- Năm 1927, Đảng Cộng sản thất bại, quyền lãnh đạo vào tay Đảng dân tộc
- Thực hiện chủ trương đoàn kết dân tộc, đấu tranh hòa bình bằng phong trào bất hợp tác
Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX:
Thời gian | Sự kiện |
1933 | Khởi nghĩa của thủy binh ở Su-ra-bay-a |
12/1939 | Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân, thể hiện sự thống nhất trong đấu tranh |
9/1941 | Hội đồng nhân dân được thành lập, mong muốn đấu tranh chống phát xít |
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 16 trang 87: Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào?
Hướng dẫn giải:
- Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đặt sơ sở bí mật ở Lào và Cam-pu-chia
- Tử 1936-1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 16 trang 88: Những nét chính trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện
Hướng dẫn giải:
- Mã Lai:
+ Giai cấp tư sản tổ chức Đại hội toàn Mã Lai để lên tiếng đấu tranh đòi dùng tiếng Mã Lại trong nhà trường, tự do kinh doanh
+ Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân
+ 4/1930 Đảng Cộng sản Mã Lai thành lập
+ từ 1934-1936 các cuộc bãi công diễn ra liên tiếp buộc chính quyền thực dân phải thực hiện tăng lương
- Miến Điện:
+ Các nhà sư trẻ ở Ốt-ta-ma khởi xướng phong trào bất hợp tác, không đóng thuế, tẩy chay hàng Anh
+ Đầu những năm 30, học sinh, sinh viên phát động phong trào Thakin đòi cải cách quy chế, mở trường, đòi quyền tự trị
+ Năm 1937, Miến Điện tách khỏi Ấn Độ.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 16 trang 89: Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào
Hướng dẫn giải:
- Thay đổi chế độ quân chủ chuyên chế bằng quân chủ lập hiến
- Tạo điều kiện cải cách theo hướng tư sản, mở ra thời kì phát triển.
Bài 1 trang 89 Lịch Sử 11: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Hướng dẫn giải:
- Phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt dưới sự lãnh đạo của các Đảng
- Giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và là lực lượng quan trọng của cách mạng
- Hình thức diễn ra đa dạng: khởi nghĩa, cải cách, hòa bình
- Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước, đóng vai trò lãnh đạo công nhân và nhân dân lao động
Bài 2 trang 89 Lịch Sử 11: Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Lào:
+ Năm 1901, khởi nghĩa Ong Kẹo, Com-ma-đam bùng nổ
+ Từ 1918-1922, Khởi nghĩa người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo
- Cam-pu-chia:
+ Phong trào chống thuế chống bắt phu nổ ra từ 1925-1926 ở nhiều tỉnh
+ Tiểu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân ở Rô-lê-phan
+ Phong trào dần chuyển sang đấu tranh vũ trang
Bài trước: Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)