Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) > Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)

Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 15 trang 80: Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc:

- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc

- Lần đầu tiên giai cấp công nhân trở thành một lực lượng cách mạng độc lập

- Đánh dấu bước chuyển mình của cách mạng Trung Quốc sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

- Đặt nền móng cho việc thành lập Đảng Cộng sản

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 15 trang 81: Nội chiến Quốc Cộng (1927-1937) diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nội chiến Quốc Cộng (1927-1937) diễn ra như sau:

- Quân đội Tưởng tổ chức 5 cuộc vây quét căn cứ Đảng Cộng sản gây tổn thất nặng nề cho lực lượng cách mạng.

- Tháng 10/1934 Hồng quân công nông phá vòng vây tiến lên phía Bắc

- Tại hội nghị Tuân Nghĩa tháng 1/1935, Mao Trạch Đông được bầu làm người lãnh đạo Đảng Cộng sản

- Tháng 7/1937, hai phe đình chiến để tập trung kháng Nhật

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 15 trang 82: Nêu những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918-1929

Hướng dẫn giải:

Những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918-1929:

- Hình thức đấu tranh phong phú, lôi kéo được nhiều tầng lớp tham gia.

- Đứng đầu là Đảng Quốc đại, chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình

- Sự phát triển của phong trào dẫn tới sự thành lập của Đảng Cộng sản tháng 12/1925

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 15 trang 83: Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929-1939

Hướng dẫn giải:

Những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929-1939:

- Năm 1930, chiến dịch bất hợp tác bùng nổ bằng cuộc hành trình 300km phản đối sự độc quyền muối của Anh

- Năm 1931, phát động chiến dịch bất hợp tác

- Thực dân Anh tìm mọi cách đàn áp, khủng bố, mua chuộc nội bộ nhưng không thành công

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ được sự hưởng ứng của toàn dân

Bài 1 trang 83 Lịch Sử 11: Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

Hướng dẫn giải:

Bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

Thời gian Sự kiện
4/5/1919 Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
7/1921 Đảng Cộng sản thành lập
1927-1937 Nội chiến Quốc Cộng
10/1934 Hồng quân công nông phá vây, Đảng cộng sản rút lên phía Bắc
1/1935 Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản
7/1937 Kết thúc nội chiến, chuẩn bị chống Nhật

Bài 2 trang 83 Lịch Sử 11: Hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939.

Hướng dẫn giải:

Nhận xét:

- Giai cấp lãnh đạo là Đảng Quốc đại

- Con đường đấu tranh là biện pháp hòa bình

Bài 3 trang 83 Lịch Sử 11: Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.

Hướng dẫn giải:

- Những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông Mao Trạch Đông:

+ Sinh năm 1893 tại tỉnh Hồ Nam

+ Năm 1921, ông tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản

+ Năm 1923, ông được bầu vào ban chấp hành trung ương Đảng

+ Năm 1935, Mao Trạch Đông trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản

+ Năm 1976, ông qua đời vì bệnh

- Những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông M. Gan-đi:

+ Sinh năm 1869

+ Thời niên thiếu ông được đi du học ở Anh

+ Năm 1915, ông trở về Ấn Độ, lãnh đạo cách mạng, giúp Ấn Độ giành độc lập

+ Năm 1948, ông bị ám sát