Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 11 trang 60: Dựa vào lược đồ trên, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914
Hướng dẫn giải:
- Các nước bại trận Đức, Áo-Hung bị thu hẹp lại lãnh thổ.
- Đế quốc Áo-Hung bị chia nhỏ thành Áo, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 11 trang 61:
- Nêu những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923.
- Qua các nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, hãy nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới.
Hướng dẫn giải:
- Những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923:
+ Sự thành lập các nước Cộng hòa Xô viết ở Hung-ga-ri, Ba-vi-e
+ Các Đảng cộng sản thành lập ở các nước như Đức, Áo, hung-ga-ri, Ba Lan
+ Tuy không giành được thắng lợi nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
- Nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới.
+ Quốc tế Cộng sản là lá cờ đi đầu trong phong trào
+ Đóng vai trò chỉ huy dẫn lối cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 11 trang 62:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
- Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Hướng dẫn giải:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả:
+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp
+ Nông dân mất ruộng, sống nghèo đói
+ Nhiều cuộc biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp ở khắp nơi
- Bởi vì các nước như Đức, Nhật, Ý đi theo con đường Phát xít với mục đích muốn phân chia lại thuộc địa. Quan hệ các nước ngày càng phức tạp, hình thành 2 phe và chạy đua vũ trang với nhau.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 11 trang 63: Mặt trận nhân dân Pháp đã thắng lợi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Sự thắng lợi của mặt trận nhân dân Pháp:
- Tháng 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử
- Thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu.
Bài 1 trang 63 Lịch Sử 11: Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
Hướng dẫn giải:
- Thời kì 1918-1923: các nước tư bản khủng hoảng về kinh tế, chính trị do hậu quả của chiến tranh
- Thời kì 1924-1928: Phát triển ổn định
- Thời kì 1929-1933: Khủng hoảng kinh tế thế giới
- Thời kì 1934-1939: Các nước tư bản tiến hành cải cách, một số nước đi theo con đường phát xít hóa
Bài 2 trang 63 Lịch Sử 11: Nêu những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản.
Hướng dẫn giải:
Những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản.
- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp
- Nông dân mất ruộng, sống nghèo đói
- Nhiều cuộc biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp ở khắp nơi
- Các nước tư bản phải tiến hành cải cách kinh tế, một số đi theo con đường Phát xít hóa
Bài 3 trang 63 Lịch Sử 11: Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Từ những năm 30 thế kỉ XX, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng Sản phong trào đã lan rộng ở nhiều nước
- Thành lập một số mặt trận nhân dân chống phát xít ở nhiều nước và bước đầu thắng lợi như ở Pháp và Tây ban Nha
Bài trước: Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 -1941) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)