Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 -1941) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)
Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 -1941)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 10 trang 55:
- Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào? (xem bảng thống kê)
- Việc thành lập liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga: Chính sách kinh tế mới làm nên kinh tế Nga chuyển biến rõ rệt. Sản lượng các sản phẩm tăng cao chỉ trong 2 năm có những sản phẩm tăng gấp nhiều lần
Việc thành lập liên bang Xô viết có ý nghĩa
- Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, xác lập Chủ nghĩa Xã hội lên toàn liên bang
- Đánh dấu sự lớn mạnh của Liên xô
- Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách đoàn kết dân tộc của Lê-nin
- Chống lại sự chia rẽ của kẻ thù trong và ngoài nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 10 trang 58:
- Qua bản thống kê trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp
- Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên
- Liên xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922-1933
Hướng dẫn giải:
* Nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp:
- Liên xô đã trở thành nước có một nên công nghiệp phát triển vượt bậc. Qua 9 năm, sản lượng than, gang thép đã tăng lên đáng kể. Sản lượng năm 1938 gấp nhiều lần năm 1929
* Những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên:
- Thành tựu
+ Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản lượng
+ Nông nghiệp, 93% nông hộ, 90% diện tích canh tác được đưa vào công nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn
+ Cơ giới hóa máy móc, cơ sở vật chất
+ Liên xô xóa nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước, và tiến hành phổ cập giáo dục trung học ở thành phố
- Liên xô đã đạt được những thành tựu trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922-1933:
- Liên xô thiết lập quan hệ với các nước láng giềng
- Các nước Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật, Mĩ lần lượt thiết lập ngoại giao với Liên Xô
- Từng bước phá vỡ thế bao vây cô lập của các nước đế quốc
Bài 1 trang 58 Lịch Sử 11: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới
Hướng dẫn giải:
* Những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới:
- Nông nghiệp:
+ Thu thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực
+ Sau khi nộp đủ thuê nông dân có toàn quyền sử dụng lương thực dư thừa
- Công nghiệp:
+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng
+ Cho tư nhân thuê, xây xí nghiệp nhỏ, có sự quản lí của nhà nước
+ Khuyến khích đầu tư từ tư bản nước ngoài
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt
+ Các xí nghiệp tự hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương
- Thương nghiệp:
+ Cho tự do buôn bán, mở lại các chợ
+ Phát hành đồng Rúp thay cho tiền cũ
Bài 2 trang 58 Lịch Sử 11: Trình bày những thay đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên
Hướng dẫn giải:
* Những thay đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên
- Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản lượng
- Nông nghiệp, 93% nông hộ, 90% diện tích canh tác được đưa vào công nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn
- Cơ giới hóa máy móc, cơ sở vật chất
- Liên xô xóa nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước, và tiến hành phổ cập giáo dục trung học ở thanh phố
Bài 3 trang 58 Lịch Sử 11: Qua lược đồ Liên xô năm 1940, hãy xác định vị trí, tên gọi các nước cộng hòa trong Xô viết
Hướng dẫn giải:
Vị trí, tên gọi các nước cộng hòa trong Xô viết: E-xtôi-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, Gru-di-a, A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-a, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Kiếc-ghi-di-a
Bài trước: Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11 (ngắn nhất)