Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản - Địa lí 9
1. Ngành lâm nghiệp
a. Tài nguyên rừng
- Hiện nay, rừng bị cạn kiệt: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp chỉ còn 11,6 triệu ha, năm 2000. (13,9 triệu ha, năm 2013).
- Độ che phủ: 35%, năm 2000. (41% năm 2013).
- Tài nguyên rừng nước ta gồm có:
+ Rừng sản xuất: Tập trung ở miền núi thấp và trung du, cung cấp gỗ chế biến và cho xuất khẩu.
+ Rừng phòng hộ: phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển. Chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng chắn cát, có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).
b. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Hình ảnh: Một mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp
- Cơ cấu ngành nông nghiệp:
+ CN chế biến gỗ
+ Lâm sản.
- Phân bố: gắn liền với các vùng nguyên liệu. (Tây Nguyên, TDMNPB).
- Hướng phát triển:
+ Trồng rừng.
+ Mô hình nông – lâm kết hợp.
- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.
Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha)
2. Ngành thủy sảnCó ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.
a. Nguồn lợi thủy sản
- Thuận lợi:
+ Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản với 4 ngư trường lớn:
√ Cà Mau – Kiên Giang.
√ Ninh Thuận – Bình Thuận.
√ Hải Phòng – Quảng Ninh.
√ Trường Sa – Hoàng Sa.
+ Vùng biển rộng, nhiều sông suối, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.
+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.
+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. Nguyên nhân do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng tăng nhanh, tỉ trọng nhỏ hơn khai thác trong cơ cấu ngành thủy sản.
+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
- Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.
- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Loại rừng nào có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng đặc dụng.
D. Tất cả các loại rừng trên.
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Vừa có thể khai thác, vừa trồng mới được.
Câu 2: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
B. Giữ gìn môi trường sinh thái.
C. Bảo vệ con người và động vật.
D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò giữ gìn môi trường sinh thái.
Câu 3: Nước ta gồm những loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ
Đáp án đúng là: C.
Giải thích: Nước ta gồm có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Câu 4: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:
A. Rừng sản xuất
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng nguyên sinh
D. Rừng phòng hộ
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Rừng sản xuất là rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất.
Câu 5: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển, … thuộc loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng nguyên sinh.
D. Rừng phòng hộ.
Đáp án đúng là: D.
Giải thích: Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.
Câu 6: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án đúng là: D.
Giải thích: Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Câu 7: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
A. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn
B. Nước ta có những bãi triều, đầm phá
C. Có nhiều đảo, vũng, vịnh
D. Có nhiều sông, hồ, suối, ao, …
Đáp án đúng là: C.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do nước ta có nhiều đảo, vũng, vịnh, …
Câu 8: Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở:
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ
C. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Đáp án đúng là: C.
Giải thích: Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 9: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:
A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
B. Tăng người lao động có tay nghề.
C. Tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá.
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác như Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, …
Câu 10: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là:
A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận.
D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Đáp án đúng là: D.
Giải thích: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.