Trang chủ > Lớp 9 > Lý thuyết & 400 câu Trắc nghiệm Địa Lí 9 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) - Địa lí 9

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) - Địa lí 9

A. Lý thuyết

1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Nông nghiệp

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 1

Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2002

- Trồng trọt:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.

+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...

+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.

- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:

+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...

+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 2

Bể nuôi cá ở An Giang

b. Công nghiệp

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 3

Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000

- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...

c. Dịch vụ

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

- Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 4

Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 5

Chợ trên sông Cái Răng, Cần Thơ

2. Các trung tâm kinh tế

- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.

D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An.

Đáp án: B.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 6

Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

A. Sản xuất vât liệu xây dựng

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp cơ khí.

D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Hướng dẫn giải:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (65%), Công nghiệp cơ khí (23%), vật liệu xây dựng (12%).

Đáp án: D.

Câu 3: Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng.

B. Gạo, hàng may mặc, nông sản.

C. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

D. Gạo, hàng tiêu dung, hàng thủ công.

Hướng dẫn giải:

Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gạo, thủy sản đông lạnh và hoa quả.

Đáp án: C.

Câu 4: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Thành phố Cần Thơ.

B. Thành phố Cà Mau.

C. Thành phố Mĩ Tho.

D. Thành phố Cao Lãnh.

Hướng dẫn giải:

Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.

Đáp án: A.

Câu 5: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh:

A. Nghề rừng.

B. Giao thông.

C. Du lịch.

D. Thuỷ hải sản.

Hướng dẫn giải:

Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Vì vùng có đường bờ biển rộng và nhiều điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: D.

Câu 6: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì:

A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác.

B. Hơn 50% sản lượng.

C. Hơn 50% diện tích và sản lượng.

D. Điều kiện tốt để canh tác.

Hướng dẫn giải:

Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng lúa cả nước.

Đáp án: C.

Câu 7: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Dệt may.

C. Chế biến lương thực thực phẩm.

D. Cơ khí.

Hướng dẫn giải:

Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Do có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông nghiệp.

Đáp án: C.

Câu 8: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là:

A. Đường sông

B. Đường sắt

C. Đường bộ

D. Đường biển

Hướng dẫn giải:

Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là đường sông do có nhiều kênh rạch chằng chịt.

Đáp án: A.

Câu 9: Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2002

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ảnh 7

Hỏi năng suất lúa trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu tạ/ha?

A. 46,1 tạ/ha

B. 21,0 tạ/ha

C. 61,4 tạ/ha

D. 56,1 tạ/ha

Hướng dẫn giải:

Năng suất lúa trung bình = Sản lượng lúa/ Diện tích trồng lúa

Đáp án: A.

Câu 10: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Năng suất lúa cao nhất cả nước.

B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.

C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.

D. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là năng suất lúa cao nhất cả nước (năng suất lúa cao nhất cả nước là vùng đồng bằng sông Hồng).

Đáp án: A.