Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng - Địa lí 9
- Khái quát chung:
+ Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
+ Diện tích: 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).
+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Tây giáp Tây Bắc.
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Đất:
+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.
+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.
+ Đất Phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm DT lớn nhất.
+ Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh BB.
+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và Hà Tây (cũ).
- Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, các khoáng sản có giá trị là:
+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.
+ Sét cao lanh: Hải Dương.
+ Than nâu: Hưng Yên.
+ Khí tự nhiên: Thái Bình.
- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.
→ Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội* Dân cư:
Biểu đồ mật độ dan số cửa Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và cả nước, năm 2002
- Đặc điểm:
+ Số dân: ĐBSH là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 20 triệu người, chiếm 21,4% dân số cả nước. (Năm 2016). Mặc dù tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số: Cao, có xu hướng giảm.
+ Phân bố: Mật độ dân số cao: 1 320 người/km² (Năm 2016).
+ Lao động: Số lượng lớn, nhiều lao động có kĩ thuật.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
- Khó khăn:
+ Số dân quá đông, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.
+ Sức ép dân số tới các vấn đề xã hội, môi trường.
* Xã hội:
- So với nhiều vùng khác thì ĐBSH các tiêu chí dân cư, xã hội phát triển khá cao.
- Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn do kết cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.
* Cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng:
Một đoạn kênh đê biển ở Đồng bằng sông Hồng
- ĐBSH là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
- Một số đô thị đã hình thành từ lâu đời như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).
- Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trong hướng ra vịnh Bắc Bộ.
Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 1999
B. Trắc nghiệmCâu 1: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.
Câu 2: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sông Hồng là:
A. Bắc Giang, Lạng Sơn
B. Thái Bình, Nam Định
C. Hà Nam, Ninh Bình
D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Bắc Giang, Lạng Sơn thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là:
A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ.
B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
C. apatit, mangan, than nâu, đồng.
D. thiếc, vàng, chì, kẽm.
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sản, có giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên.
Câu 4: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có một mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
Đáp án đúng là: C.
Giải thích: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là do ở đây có một mùa đông lạnh, thích hợp trồng các cây cận nhiệt, ôn đới.
Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do:
A. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
B. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C. mạng lưới đô thị dày đặc.
D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Đáp án đúng là: D.
Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời với nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội với mạng lưới đô thị dày đặc.
Câu 6: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp mấy vùng kinh tế:
A. 2 vùng
B. 3 vùng
C. 4 vùng
D. 5 vùng
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp 2 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 7: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất feralit
B. Đất phù sa sông Hồng
C. Than nâu và đá vôi
D. Đất xám, đất mặn
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là đất phù sa sông Hồng. Có giá trị lớn trong phát triển cây lương thực.
Câu 8: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống:
A. sông Hồng và sông Thái Bình
B. sông Hồng và sông Đà
C. sông Hồng và sông Cầu
D. sông Hồng và sông Lục Nam
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống Hồng và hệ thống sông Thái Bình.
Câu 9: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta.
Câu 10: Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong nước là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ
Đáp án đúng là: C.
Giải thích: Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong nước là vùng Đồng bằng sông Hồng.