Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - Địa lí 9
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân sốBiểu đồ biến đổi dân số nước ta
* Sự biến đổi dân số:
+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm, …
* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
Bảng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
3. Cơ cấu dân số.*Theo tuổi:
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
* Theo giới
Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:
A. Tương đối thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
Câu 2: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:
A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng nhưng ở đồng bằng thấp hơn ở miền núi và nông thôn. Đồng thời mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
Câu 3: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?
A. Những năm cuối thế kỉ XIX.
B. Những năm cuối thế kỉ XX.
C. Những năm đầu thế kỉ XIX.
D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX.
Câu 4: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:
A. Gia tăng tự nhiên cao
B. Do di dân vào thành thị
C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ
D. Nhiều đô thị mới hình thành
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Dân thành thị tăng nhanh trong những năng trở lại đây là do dân di cư từ nông thôn vào thành thị (dưới tác động của quá trình đô thị hóa).
Câu 5: Nước ta có cơ cấu dân số:
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Cơ cấu dân số ổn định.
D. Cơ cấu dân số phát triển.
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Với đặc điểm tỉ lệ người dưới độ tuổi lao dộng và trong độ tuổi lao động lớn, tỉ suất sinh cao, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động thấp nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
Câu 6: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?
A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.
B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.
C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.
D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm cho số công dân trong tương lai này.
Câu 7: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.
Đáp án đúng là: D.
Giải thích: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.
Câu 8: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là:
A. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
B. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.
C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
D. Nâng cao chất lương cuộc sống.
Đáp án đúng là: A.
Giải thích: Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp chủ yêu là cần phải thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2009 lần lượt là:
A. 91,9 và 91,0
B. 66,5 và 75
C. 41,6 và 34
D. 34 và 41,6
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Tỉ lệ dân số phụ thuộc là tổng tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. Kết quả lần lượt là: 41,6 và 34.
Câu 10: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng:
A. Ngày càng giảm, đang ở mức thấp.
B. Ngày càng giảm, đang ở mức cao.
C. Ngày càng tăng, đang ở mức thấp.
D. Ngày càng tăng, đang ở mức cao.
Đáp án đúng là: B.
Giải thích: Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 1979 - 2016.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 1979: 1,26%
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2016: 0,92%
→ Ngày càng giảm, nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới.