Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Lịch sử 8 > Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - Giải BT Lịch sử 8

Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - Giải BT Lịch sử 8

Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bài 1 (trang 151 sgk Lịch sử 8): Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

Bài giải:

Khởi nghĩa/ Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Nguyên nhân thất bại

Ý nghĩa, bài học

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 - 1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

3 làng: Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)

- Căn cứ Ba Đình được xây dựng còn nhiều hạn chế.

- Thực dân Pháp đàn áp dã man.

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại),...

- Thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường, của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp.

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau.

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 - 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Nổ ra ở Bãi Sậy (Hưng Yên) sau lan rộng ra các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, …

- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém.

- Bị thực dân Pháp đàn áp dã man.

- Phong trào diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại),...

- Thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất và kiên cường của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp.

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau.

Khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896)

Phan Đình Phùng

Diễn ra ở 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém.

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại),...

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp.

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau.

Bài 2 (trang 151): So sánh 2 xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và Cải cách của Phan Châu Trinh.

Bài giải:

Xu hướngChủ trươngBiện phápKhả năng thực hiệnTác dụngHạn chế
Bạo động của Phan Bội ChâuĐánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ hơn.Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện.Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện.Khuấy động lòng yêu nước cổ vũ tinh thần dân tộc.Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm và nguy hiểm.
Cải cách của Phan Châu TrinhVận động cải cách trong nước, khai trí, mở mang công, thương nghiệp, tự cường.Mở trường học đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến giúp Việt Nam tiến bộKhông thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp.Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiếnBiện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân.

Bài 3 (trang 151): Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.

Bài giải:

Cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.

- Giữa năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo cáo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga... Những hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.