Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Lịch sử 8 > Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) - Giải BT Lịch sử 8

Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) - Giải BT Lịch sử 8

Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

(trang 99 sgk Lịch Sử 8): - Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Bài giải:

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi như ở: Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á,...

(trang 100 sgk Lịch Sử 8): - Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài giải:

* Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Giai cấp công nhân tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập. Ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, đảng Cộng sản của các nước Đông Nam Á...

(trang 100 sgk Lịch Sử 8): - Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Bài giải:

Khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến. So với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có nhiều tiến bộ hơn vì: Cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến "Đánh đổ Mãn Thanh". Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

(trang 101 sgk Lịch Sử 8): - Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

Bài giải:

Từ khi thành lập, các đảng cộng sản luôn kề vai sát cánh cùng các nước Đông Nam Á, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nổi bật nhất là: Các cuộc khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam...

(trang 102 sgk Lịch Sử 8): - Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới?

Bài giải:

Những điểm mới của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX:

- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trài đấu tranh chống thực dân Anh đòi tự do ở Mã Lai..

(trang 102 sgk Lịch Sử 8): - Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?

Bài giải:

Nhận xét:

- Phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức.

- Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương) thành lập và lãnh đạo phong trào.

- Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước.

(trang 103 sgk Lịch Sử 8): - Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào?

Bài giải:

Diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a:

- In-đô-nê-xi-a bị thực dân Hà Lan xâm lược đô hộ. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nước này diễn ra rất mạnh mẽ và sôi nổi.

- Trong nhiều năm, nhất là từ năm 1926-1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra. Tất cả những cuộc khởi nghĩa này đều do Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (ra đời tháng 5/1920) lãnh đạo.

- Tuy nhiên, do những sai lầm về đường lối mà các cuộc khởi nghĩa diễn ra trong những năm 1926-1927 đã thất bại và bị khủng bố, quần chúng nhân dân đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô - lãnh tụ của Đảng Quốc dân lãnh đạo.

Bài 1 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?

Bài giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ là do:

- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai họa bởi chính sách khai thác thuộc địa của các đế quốc thực dân sau chiến tranh.

- Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này.

Bài 2 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Diễn biến cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939?

Bài giải:

Diễn biến cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939 như sau:

- Ngày 4/5/1919: Phong trào Ngũ Tứ.

- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7/1921).

- Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng.

- Năm 1927 - 1937: Nội chiến.

- Tháng 7/1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật.

Bài 3 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Nêu nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Bài giải:

Nhận xét:

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung. Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.

Bài 4 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

Bài giải:
Bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á
Niên đạiTên phong tràoKhu vực
1/5/1919Phong trào Ngũ tứ ở Trung QuốcĐông Á
1919-1922Thổ Nhĩ Kì - Cộng hòa Thổ Nhĩ KìTây Nam Á
1921-1924Cộng hòa nhân dân Mông CổĐông Bắc Á
1901-1936Lào: khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đamĐông Dương
1918-1920-1926Cam-pu-chia: phong trào đấu tranh liên tiếp nổ raĐông Dương
1930-1931Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt NamĐông Dương
1930-1935Cam-pu-chia: cách mạng dân chủ tư sản: nhà sư A-cha Ham chiêuĐông Dương
1926-1927In-đô-nê-xi-a: tại Gia-va và Xu-ma-xtra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi bị đàn áp quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu - các nôĐông Nam Á hải đảo