Phiếu ôn tập số 8 - Trang 101 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN
Câu 1 Trang 101- Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Lập bảng thống kê về phong trào nông dân Tây Sơn theo yêu cầu sau:
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
Hướng dẫn giải:
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
Năm 1771 | Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do 3 anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo |
Năm 1773 | Nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm sát được phần lớn phủ Quy Nhơn, hạ được phủ thành |
Năm 1777 | Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền Chúa nguyễn ở Đàng Trong |
Năm 1785 | Nguyễn huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Ngầm - Xoài Mút |
Năm 1786 | Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền Chúa Trịnh |
Năm 1788 | Cuối năm, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy lính tiến ra Bắc |
Năm 1789 | Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh. |
Câu 2 Trang 101- Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Phong trào Tây Sơn có những đóng góp lớn nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII? Theo em đóng góp nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
* Những đống góp to lớn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789 của phong trào Tây Sơn như:
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất đai.
Những đóng góp trên, đóng góp nào cũng quan trọng bởi sau tất cả những khốn khổ mà nhân dân phải chịu thì việc lật đổ chính quyền trong nước, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lăng mở ra thời kì tươi sáng mới cho dân tộc chính là mục đích mà phong trào Tây Sơn nói đến. Đây cũng là đóng góp quan trọng có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh cả một dân tộc.
Câu 3: Hoàn thành bảng thống kê về tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời Nguyễn
Lĩnh vực | Nội dung chính sách |
---|---|
Hành chính | |
Pháp luật | |
Quân đội | |
Đối ngoại |
Hướng dẫn giải:
Bảng thống kê về tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời Nguyễn.
Lĩnh vực | Nội dung chính sách |
---|---|
Hành chính | Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. |
Pháp luật | Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) |
Quân đội | Bao gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. |
Đối ngoại | Đối với các nước phương Tây, mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”. |
Câu 4: Qua những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về kinh tế, chính trị ngoại giao, hãy nêu nhận xét của em về những chính sách đó.
Hướng dẫn giải:
* Nhận xét về những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX:
- Những năm nửa đầi thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã đưa ra những chính sách mới nhưng phần lớn những chính sách này đã được vua Quang Trung đưa ra từ trước nên hiệu quả không mấy rõ rệt tuy nhiên vẫn đem lại lợi ích cho đất nước.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ưu điểm:
• Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
• Hàng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
+ Hạn chế:
• Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
• Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn: lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
- Về các ngành thủ công nghiệp:
+ Ưu điểm:
• Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
• Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
+ Hạn chế: Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
- Thương nghiệp:
+ Ưu điểm: Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
+ Hạn chế:
• Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
• Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều dần lụi tàn.
* Chính trị:
- Hành chính:
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
+ Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
- Quân đội
+ Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
+ Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
+ Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
- Luật pháp
+ Bản chất luật pháp thời bấy giờ mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích là chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
+ Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
* Ngoại giao:
+ Đối với các nước phương Tây, mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
Câu 5 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Hãy lựa chọn một thành tựu văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX mà em ấn tượng nhất và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu đó
Hướng dẫn giải:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đất nước ta đạt được vô vàn các thành tựu đặc biệt là thành tựu về văn hóa dân tộc. Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở Việt Nam càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng nhân vật, tả cảnh, tả tình... của Nguyễn Du đều đạt tới trình độ điêu luyện, Truyện Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.
Bài trước: Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - Trang 94 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN