Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Phiếu ôn tập 1 - trang 37 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Phiếu ôn tập 1 - trang 37 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Câu 1 (trang 37 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN): Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?

Hướng dẫn giải:

- Căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể (màu da, tóc, mũi, mắt…) nên các nhà khoa học đã chia dân cư thế giới thành 3 chủng tộc chính. Đó là chủng tộc người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người Ơ-rô-pê-ô-it.

+ Môn-gô-lô-it (người da vàng): sinh sống chủ yếu ở châu Á.

+ Nê-grô-it (người da đen):sinh sống chủ yếu ở châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng): sinh sống chủ yếu ở châu Âu.

Câu 2 (trang 37): Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

Với nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, sự bùng nổ dân số sẽ dẫn đến:

A. Dân đông tiêu thụ nhiều hàng hóa, sản xuất phát triển

B. Nguồn lao động tăng manh có lợi cho phát triển kinh tế

C. Tăng nhanh khai thác tài nguyên làm tăng GDP/ người

D. Sức ép dân số lớn không đáp ứng đủ nhà ở việc làm, giáo dục, y tế

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 37-38: Dựa vào kiến thức đã học, hãy:

a. Xếp 10 cảnh quan ở hình 1 vào các loại môi trường địa lí tương ứng

b. Nêu lí do sự sắp xếp của em.

Hướng dẫn giải:

a) Sắp xếp các cảnh quan như sau:

- Rừng nhiệt đới ẩm: Môi trường xích đạo ẩm

- Hoang mạc cát: Môi trường hoang mạc

- Xa van: Môi trường nhiệt đới

- Rừng cận nhiệt đới ẩm: Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

- Rừng cây bụi gai lá cứng: Môi trường địa trung hải

- Đồng cỏ ôn đới: Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

- Rừng lá rộng: Môi trường ôn đới hải dương

- Rừng lá kim: Môi trường ôn đới lục địa

- Đồng rêu: Môi trường đới lạnh

- Cảnh quan vùng cực: Môi trường đới lạnh

b) Lí do cho sự sắp xếp đó là: Các cảnh quan trên đều có những đặc điểm riêng biệt thích hợp với các đặc điểm của các dạng môi trường tương ứng.

Câu 4 (trang 38): Dựa vào các hình tháp dưới dân số dưới đây, hãy nêu nhận xét sự thay đổi về hình dáng tháp dân số của Việt nam qua các năm 1950,2010 và dự báo cho năm 2020 về đáy, đỉnh, độ dốc và hình dáng chung

Hướng dẫn giải:

- Năm 1950: đáy to, đỉnh nhỏ, độ dốc hình tam giác

- Năm 2010: đáy nhỏ dần, đỉnh to hơn một chút, độ dốc từ nhỏ đến to (đoạn giữa phình to hơn)

- Dự báo năm 2020: đáy nhỏ, đỉnh to hơn so với năm 2010, độ dốc từ nhỏ đến to rồi nhỏ