Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 25: Tự nhiên Châu Âu - trang 36 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

Bài 25: Tự nhiên Châu Âu - trang 36 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 36 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Dựa vào hình 1 và hiểu biết của em, hãy trao đồi với bạn những gì em đã biết về thiên nhiên của châu Âu (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật, động vật)

Hướng dẫn giải:

Tổng quan về thiên nhiên của châu Âu (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật và động vật) như sau:

* Về địa hình:

- Ở châu Âu địa hình đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 diện tích lục địa.

- Núi già ở phía Bắc và trung tâm.

- Núi trẻ ở phía Nam

- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn

* Về khí hậu:

- Các vùng của châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt.

- Chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá, đó là vùng khí hậu hàn đới (chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu).

- Phía Nam có kiểu khí hậu Địa Trung Hải

* Về sông ngòi:

- Mật độ sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào

- Một số con sông lớn như: sông Von-ga, sông Rai-nơ, sông Đa-nuyp

* Về thực vật:

- Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông theo nhiệt độ và lượng mưa.

- Ven biển phía Tây là rừng lá rộng

- Phía trong lục địa là rừng lá kim

- Phía Đông Nam là thảo nguyên

- Ven địa trung hải là rừng lá cứng

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1. Tìm hiểu giới hạn, vị trí địa lí, địa hình.

Câu hỏi trang 36 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 1 và đọc thông tin hãy:

- Xác định giới hạn, vị trí địa lí của châu Âu

- Kể tên và sự phân bố các dạng địa hình chính của châu Âu.

Hướng dẫn giải:

* Giới hạn của châu Âu:

- Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á- Âu với diện tích trên 10 triệu km.

- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á.

* Vị trí địa lí của châu Âu: Châu Âu nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến 36 độ B và 71 độ B, châu Âu có ba mặt giáp các biển và đại dương.

* Địa hình: Châu Âu có ba dạng địa hình chínhđó là: đồng bằng, núi già và núi trẻ.

* Sự phân bố các dạng địa hình chính của châu Âu:

- Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm phần lớn diện tích châu lục

- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm

- Núi trẻ nằm ở phía nam.

2. Tìm hiểu về khí hâu, sông ngòi thực vật.

a. Khí hậu:

Câu hỏi trang 37 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Quan sát hình 2 và đọc thông tin hãy:

- Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu và trình bày sự phân bố của chúng.

- Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông

Hướng dẫn giải:

- Châu Âu gồm có 4 kiểu khí hậu, đó là: khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu hàn đới và khí hậu địa trung hải.

- Sự phân bố của các kiểu khí hậu cụ thể như sau:

+ Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

+ Khí hậu hàn đới có diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực.

+ Khí hậu địa trung hải nằm ở phần phía nam.

- Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông là do:

+ Phía tây châu Âu: Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới.

+ Phía đông châu Âu: Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu ảnh hưởng của khối lục địa từ châu Á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm.

=> Ở phía tây châu Âu sẽ phát triển khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn trong khi ở phía đông sẽ phát triển khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc, bán hoang mạc.

b. Sông ngòi và thực vật.

Câu hỏi trang 37 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN.

- Kể tên một số con sông lớn ở châu Âu và nêu vai trò của chúng.

- Kể tên và nên sự phân bố của các kiểu thảm thực vật chính ở châu Âu.

Hướng dẫn giải:

- Các sông quan trọng ở châu Âu là sông: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von -ga.

- Vai trò của những con sông này là: Kết hợp cùng với các kênh đào, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy dày đặc nối liền nhiều quốc gia và khu vực.

- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

- Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng cây lá rộng, vào sâu trong lục địa là rừng cây lá kim, phía đông nam là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải là rừng cây lá cứng.

3. Khám phá các môi trường tự nhiên.

Câu hỏi trang 39 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 1,3 và đọc thông tin hãy:

- Kể tên các kiểu môi trường ở châu Âu.

- Nêu sự khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Trình bày sự phân bố các đai thực vật có trên dãy An-pơ. Vì sao lại có sự phân bố như vậy?

Hướng dẫn giải:

- Ở châu Âu có 3 kiểu môi trường như sau: môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải.

* So sánh sự khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Môi trường ôn đới hải dương:

+ Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Nhiệt độ thường trên 0 độ C.

+ Mưa quanh năm (Khoảng từ 800- 1000mm/ năm)

- Môi trường ôn đới lục địa:

+ Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè.

+ Càng sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 - tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp hơn 0'C.

- Trình bày sự phân bố của các đai thực vật trên dãy An- pơ:

+ Dưới 800m: Đồng ruộng, làng mạc.

+ 800 - 1800: Đai rừng hỗn giao.

+ 1800 - 2200: Đai rừng lá kim.

+ 2200 - 3000: Đồng cỏ núi cao.

+ Trên 3000: Băng tuyết vĩnh cửu.

Trên dãy An - pơ có kiểu phân bố như vậy là vì dãy An-pơ là môi trường núi cao điển hình, mưa nhiều trên các sườn đón gió phía tây, thực vật thay đổi theo độ cao nên có nhiều thảm thực vật.

C. Hoạt động luyện tập

Câu hỏi trang 40 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Quan sát hình 4 và kết hợp kiến thức đã học để hoàn thành bảng sau:

Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tháng 1
Nhiệt độ trung bình tháng 7
Nhận xét chung về chế độ nhiệt
2. Lượng mưa
Các tháng mưa nhiều
Các tháng mưa ít
Nhận xét chung về chế độ mưa
3. Kiểu khí hậu

Hướng dẫn giải:

Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tháng 1 -5 7 5
Nhiệt độ trung bình tháng 7 18 20 17
Nhận xét chung về chế độ nhiệt Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Mùa đông ấm, mùa hạ nóng. Mùa đông ấm, mùa hạ mát.
2. Lượng mưa
Các tháng mưa nhiều 5-8 9-1 năm sau 8-5 năm sau
Các tháng mưa ít 9-4 năm sau 2-8 6-7
Nhận xét chung về chế độ mưa Mưa nhiều vào mùa hạ Mưa nhiều vào mùa thu, đông Mưa quanh năm
3. Kiểu khí hậu Ôn đới lục địa Địa trung hải Ôn đới hài dương
D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi kiến thức

Câu hỏi trang 40 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Thu thâp thông tin để viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) về hiện tượng "đêm trắng" diễn ra ở vùng cực Bắc của châu Âu

Hướng dẫn giải:

- "Đêm trắng" hay "bạch dạ" là những ngày với khoảng thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.

- Khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông).

- Tại các vĩ độ gần với các vòng cực (bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực) và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.

- Tại một số vùng của Nga, các đêm trắng có một ý nghĩa văn hóa quan trọng.

- Các thành phố của Nga đáng chú ý nhất về quan sát đêm trắng là Saint Peterburg, Arkhangelsk, Severodvinsk, Naryan Mar...